Đặc sản miền tây - món gỏi sầu đâu lạ tai lạ miệng

Đi tour miền tây là không thể bỏ qua đặc sản miền tây. Mỗi lần nhắc tới các món ngon nơi đây người ta chẳng thể bỏ qua cháo cá lóc rau đắng, lẩu cá linh, cá kèo hay độc hơn là chuột đồng nướng muối ớt. Và một món ăn lạ nữa mà nhất định mọi người phải thử là món gỏi sầu đâu.

Cây sầu đâu vốn là cây hoang dã, mọc rất nhiều ở các vùng Châu Đốc, Hà Tiên. Đi dọc hai bên đường ở nơi này hoặc ghé vào chợ Tri Tôn ở Châu Đốc - An Giang bạn sẽ bắt gặp rất nhiều người bó lá và hoa sầu đâu mang ra chợ bán.

Cây sầu đâu là loại thân gỗ, cây to, hoa màu trắng, lá hơi có vị đắng. Để làm gỏi người ta phải dùng loại lá non mới trổ. Thời gian thích hợp nhất để hái lá sầu đâu là từ tháng 11 đến tháng 3 âm hàng năm. Lúc này cây bắt đầu thay lá mới. Lá mang về, luộc sơ qua rồi trộn chung với với các loại thịt khác nhau như khô cá sặc, thịt ba chỉ, tôm cùng với dưa chuột, xoài xanh thái sợi và các loại rau thơm.

Gỏi sầu đâu vốn là một món ăn quen thuộc của người dân Campuchia, họ ăn món này trong các bữa cơm hằng ngày. Sau này, qua các gia đình Khmer sinh sống ở biên giới các tỉnh miền tây đã mang món này du nhập vào Việt Nam. Về cả nguyên liệu và hưnơg vị, món gỏi sầu đâu ở nước ta không khác nhiều so với bản gốc

Không chỉ có lá non, người ta còn lấy cả hoa của cây sầu đâu để làm gỏi và những người sành ăn nói rằng món gỏi nàu phải có đủ cả lá cả hoa mới ngon. Cách chọn lá để làm gỏi rất đơn giản nhưng cần có kinh nghiệm. Lá sầu đâu có vị rất đắng, chỉ dùng những chiếc lá non để vị đắng dịu hơn, thêm nữa cần phải trần chúng qua nước sôi để dễ ăn hơn và bớt đắng đi. Một mẹo nhỏ khi trần lá là cho vào xoong nước một chút muối, lá sẽ xanh hơn và giòn hơn.

Để giảm bớt vị đắng, người ta trộn gỏi với nhiều loại thịt như thịt ba chỉ, tôm tươi bóc vỏ, khô cá sặc, thêm vào chút dưa leo tươi mát, chút chua chua của xoài xanh thái sợi và vị cay của ớt tươi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng trộn đĩa gỏi thật đều với nước mắm tỏi ớt nữa là xong.

Tuy đã trộn gia vị  vừa ăn nhưng khi ăn món gỏi sầu đâu người ta vẫn chấm cùng một thứ nước chấm đặc biệt, đó là nước mắm me. Nước chấm có vị chua thanh đặc trưng, chính là mtộ thành phần không thể thiếu tạo nên hương vị độc đáo riêng của món ăn.  

Để làm nước mắm me, đầu tiên ta phải cho vào một chút nước cùng hỗn hợp tỏi ớt giã nhuyễn, bắc lên bếp và đun đến khi vừa ấm thì cho mắm me vào, dầm me cho tan đều, cho thêm mắm, đường sao cho cân bằng các vị chua cay mặn ngọt. Cứ đun và khuấy đều tay đến khi hỗn hợp sền sệt lại là được.

Món gỏi này ăn với cơm nóng là hợp nhất. Khi mới ăn món gỏi sầu đâu lần đầu, thực khách sẽ thấy vị hơ ngăm ngăm đắng, càng nhai lâu, vị ngọt thanh dần rõ nét, đọng lại trong cuống họng. Món ăn đặc sản miền tây này bình dị, dân dã, nhưng lại mang đến cho người thưởng thức nhiều trải nghiệm thú vị.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch miền tây

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: