Lý Sơn - Thiên đường có thật

Khó có từ nào miêu tả được hết vẻ đẹp của Lý Sơn, chỉ có thể đến tận mắt và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ nhưng bình dị và thuần khiết của một trong những hòn đảo thiêng liêng Tổ quốc.Với địa chất, địa hình và cảnh quan nơi đây thì quả không ngoa khi nói Đảo Lý Sơn được coi chính là đảo Jeju của Việt Nam.

du-lich-dao-ly-son

Đảo Lý Sơn được hình thành nhờ sự phun trào của núi lửa các đây hàng triệu năm…. Nằm cách đất liền khoảng 30 km. Hòn đảo này không chỉ nổi tiếng với nghề trồng tỏi mà còn thu hút nhiều du khách trẻ đến khám phá bỏi nó ẩn chứa một vẻ đẹp xao xuyến lòng người mà khó có nơi nào có được…

Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, cách bờ biển Quảng Ngãi 24km về hướng đông bắc, gồm 3 xã An Vĩnh, An Hải và An Bình, với diện tích gần 10km2.Ba lớp cư dân Sa Huỳnh - Chămpa - Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn. Họ đã bảo vệ chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng giá trị đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy. Vào ngày 1/1/1993, huyện Đảo Lý Sơn chính thức được thành lập, tách ra từ huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

 

Đảo Lý Sơn có gần 100 di tích lịch sử, văn hóa - một điểm du lịch nhân văn và nghỉ dưỡng đang hấp dẫn du khách.

Lý Sơn còn là một địa danh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa vùng trời biển bao la. Nếu đứng trên một trong số các đỉnh núi này nhìn xuống, xung quanh đều là biển cả. Xung quanh đảo có nhiều rạn đá ngầm. Bờ biển Lý Sơn rất đẹp, tuy không phù hợp cho tắm biển nhưng lại rất thích hợp cho những ai thích lặn biển. Đoạn bờ biển từ chùa Hang đến hang Câu một bên là vách núi sừng sững, một bên là trời biển mênh mông, trông rất hùng vĩ.

Trên đảo Lý Sơn có nhiều di tích lịch sử và văn hóa. Đình An Hải là một công trình kiến trúc - nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, sống động qua các chi tiết trang trí. Đình được dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1820) ở xã An Hải, đến nay vẫn bảo tồn được những nét chính của kiến trúc ban đầu. Đình An Hải được xếp hạng di tích cấp quốc gia, một ngôi đình cổ nhất ở Quảng Ngãi. Tại đây thường tổ chức các lễ hội, sinh họat văn hóa, như: tế xuân thu nhị kỳ, tế tiền hiền, đua thuyền...

Hoi-dua-thuyen-tren-dao-ly-son

Cũng giống như những bãi biển ở Miền Trung, bãi biển ở Lý Sơn rất đẹp theo đúng nghĩa: Biển xanh – cát trắng – nắng vàng…. Ngoài ra với những dụng cụ nặn biển du khách còn có cơ hội ngắm đàn cá tung tăng bơi lội, san hô màu sắc sặc sở,bắt ốc…. Ven bờ biển từ chùa Hang đến hang Câu là một cảnh tượng hùng vĩ; một bên là vách núi sừng sững, một bên là trời biển mênh mông….. Sẽ thật là tuyệt nếu bạn đến đây vào mùa trăng. Đêm trăng lãng mạn và thơ mộng làm sao. Ngồi trên núi Thới Lới thưởng trăng, ngắm biển lung linh kì ảo ánh trăng, gió dịu dàng mang về hương đồng nội thơm ngát.

Chua-Hang-tren-đao-ly-son

Ngoài việc thăm quan những khung cảnh độc nhất vô nhị thì việc thăm viếng những ngôi đền, chùa cổ linh thiêng ở trên đảo cũng là một điểm hấp dẫn du khác như: Chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc , đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng Núi lửa, di tích hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, Âm Linh Tự và một số ngôi mộ cổ….Một di tích độc đáo khác là chùa Hang nằm ở đông bắc đảo, thuộc địa phận xã An Hải. Chùa nằm trong một hang đá lớn, do người dân trên đảo lập nên để thờ Phật và các vị tiền hiền họ Trần có công khai phá đảo và xây dựng chùa. Hang đá có bề ngang 30m ăn sâu vào núi gần 30m theo kiểu hàm ếch. Nhiều đồ thờ trong chùa được người dân tạo tác từ các thạch nhũ tự nhiên, càng làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm và huyền bí. Trong hang còn có kỉ đá, giường đá rất đẹp. Trước cửa hang là dãy cây bàng cổ thụ cành lá sum xuê phủ bóng mát. Trước dãy bàng là tượng Quan Thế Âm hướng ra biển. Muốn đến chùa, du khách phải theo con đường cheo leo trên vách núi, sát mép biển, lên cao dần rồi đi xuống 40 bậc đá.

Chùa Đục được xây dựng trong một hang đá trên núi Giếng Tiền, được tái tạo rất sống động. Âm Linh Tự là nơi tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như lưu giữ những ngôi mộ của nhiều người lính Hoàng Sa... Ngoài ra trên đảo còn có hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng Núi lửa, di tích Hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, và một số ngôi mộ cổ khác...

Đac-san-toi-ly-son

Lý Sơn có tiềm năng văn hóa phong phú, một nơi lưu truyền nhiều truyền thuyết, chuyện kể, dân ca; nhiều hoạt động văn hóa truyền thống: lễ hội đua thuyền tứ linh đầu xuân, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 2 và tháng 3 (âm lịch); tục thờ cá Ông, một tín ngưỡng dân gian đặc trưng… Trên đảo Lý Sơn còn có nhiều hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Đại Việt. Trong lòng đảo ẩn chứa rất nhiều di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu quan trọng minh chứng quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Thời gian gần đây đảo Lý Sơn đang đón nhiều du khách ra thăm.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: