Đại nội Huế - trái tim của mảnh đất Cố đô

Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993. Đến thăm Đại nội Huế, bạn có cơ hội hòa mình vào không gian mang hơi thở của ngàn năm lịch sử, chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo, được khởi công xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước.

Kiến trúc Đại Nội Huế

Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.

Nằm ở bờ Bắc của dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, Kinh thành Huế được xây dựng trên một diện tích hơn 500ha. Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình. Hệ thống thành quách ở đây là mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ.

Tử Cấm Thành xây dựng gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 300m, vòng tường chung quanh cao 3,5m. Trong khu vực này có gần 50 công trình kiến trúc, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung)…

dien-thai-hoa-hue

Điện Thái Hòa

Cổng chính ra vào Ðại Nội là Ngọ Môn, nhìn về hướng Nam kinh thành, phía xa xa là sông Hương. Ngọ Môn có năm cửa, chín lầu: một lầu vàng, tám lầu xanh và ba cửa thẳng, hai cửa quanh. Chính giữa là Ngọ Môn dành cho vua, tiếp theo là Giáp Môn dành cho các quan lại.

Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng Thành, nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm, tạo nên một khung cảnh hài hòa, vừa nên thơ, vừa cổ kính.

Các di tích bên trong Đại Nội Huế

Đếnđây du khách có thể tham quan một số di tích như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Phủ Nội Vụ, Vườn Ngự UyểnTriệu Miếu,Thái Miếu, Vườn Cơ Hạ, Cung Trường Sanh, Cung Diên Thọ, Điện Phụng Sanh, Hưng Miếu, Thế Miếu, Hiển Liên Các. Đến thăm Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, chiêm ngưỡng lễ Đổi gác tại Ngọ Môn, xem biểu diễn Tiểu nhạc tại điện Thái Hòa, đại nhạc hội tại Thế Miếu hay ca Huế tại cung Trường Sanh....

đại nội Huế

Đại nội

Đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng với tư cách là tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong suốt một thời gian dài, Khu di tích Đại Nội vẫn luôn là một công trình lịch sử minh chứng cho sự tồn tại của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Du lịch Huếtham quan Đại Nội Huế chắc chắn sẽmang lại cho bạnnhững hiểu biết mới về lịch sử, cũng như kiến trúc cung đình Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: