Du lịch Chùa Ba Vàng - Đền Cửa Ông - Đền Cô Bé Cửa Suốt - Chùa Cái Bầu

425.000₫ Mã tour:

Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện: Xe du lịch đời mới

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu

Chùa Cái Bầu - Thiện viện Trúc Lâm Giác Tâm là công trình văn hóa tâm linh có kiến trúc và cảnh quan đẹp tọa lạc bên bờ Vịnh Bái Tử Long, nơi gắn liền với bao chiến công hiển hách của những anh hùng hào kiệt đã giữ vững cửa ải địa đầu của vùng Đông Bắc. Đây cũng là nơi còn ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần.

CHÙA CÁI BẦU – ĐỀN CỬA ÔNG – CỬA SUỐT - CHÙA BA VÀNG

Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện: Xe du lịch đời mới

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu

 

05h30 Xe và hướng dẫn viên Hano Tours đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Quảng Ninh, Quý khách tự túc ăn sáng tại Sao Đỏ. Tới chùa Cái Bầu, du khách bị níu chân bởi cảnh sắc được tạo lên từ sự ưu ái của thiên nhiên kết hợp với sự tinh tế, hài hòa của các công trình kiến trúc chốn cửa thiền này. Có lẽ ít ngôi chùa nào có được một địa thế đắc địa như Thiền viện nhờ thế “lưng tựa núi, mặt hướng biển” và trở thành một một trong những ngôi chùa có vị trí đẹp nhất trong hệ thống chùa chiền ở Việt Nam.

Du lịch Chùa Cái Bầu - Thiện viện Trúc Lâm Giác Tâm là công trình văn hóa tâm linh có kiến trúc và cảnh quan đẹp tọa lạc bên bờ Vịnh Bái Tử Long, nơi gắn liền với bao chiến công hiển hách của những anh hùng hào kiệt đã giữ vững cửa ải địa đầu của vùng Đông Bắc. Đây cũng là nơi còn ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần. Trải qua thời gian và những thăng trầm lịch sử, chùa đã bị hư hỏng nặng. Vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước chùa đã được tôn tạo lại nhưng còn đơn sơ, thiếu quy hoạch. Từ năm 2007 chùa đã được quy hoạch đầu tư xây dựng lại khang trang, xứng với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của nơi đây. Chùa Cái Bầu mang dấu ấn, dấu tích giống các ngôi chùa cổ về cả kiến trúc, trang trí, phù điêu, hoa văn trang trí, bậc thang… Hiện tại Chùa đã hoàn thành các hạng mục: thiền viện - Chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000 m2, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, thất ở hòa thượng, nhà khách chư tăng- chư ni, bến bãi đỗ xe... Giai đoạn II chùa Cái Bầu sẽ được tiếp tục đầu tư gồm: Thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, nhà trưng bày trai đường và dựng 1 tượng Phật cao 50 m trên đỉnh núi sau Thiền Viện.

 

Du lịch tham quan Chùa Cái Bầu

Du lịch tham quan Chùa Cái Bầu

Tiếp tục hành trình, Quý khách lên xe về cầu Tài - Lộc tại Đền Cô Bé Cửa Suốt - ngôi đền linh thiêng nằm ngay bên bờ Vịnh Bái Tử Long. Sau đó về thắp hương, vãn cảnh Đền Cửa Ông với Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng - nơi thờ Trần Quốc Tảng, vị tướng trấn giữ vùng biển Đông Bắc Việt Nam.

11h30 Ăn trưa tại nhà hàng.

13h30 Đoàn tiếp tục thăm quan Chùa Ba Vàng. Hiện vật đáng ch ú ý nhất của chùa Ba Vàng còn sót lại tới hôm nay là một số di vật bằng đá, bao gồm 1 bia đá cao 0,52 m, rộng 0,38 m, dày 0,12 m, 2 con rùa đá và 1 cây hương bằng đá cao 1,2 m, 4 mặt, mỗi mặt rộng 0,22 m. Theo dòng chảy thời gian, chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, rất khó đọc. Tuy nhiên, qua cách trình bày, có thể thấy đây là bia ghi tên tuổi của một nhà sư từng trụ trì nơi đây và xá lị của ông đã được đặt trong một tháp mộ nào đó của chùa. Riêng cây hương bằng đá, phần lớn chữ ở mặt bia đã bị phai mờ, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia ghi các chữ: Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang tự, Thiên đài trụ. Nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng Sơn.

Du lịch Chùa Ba Vàng: Chùa Ba Vàng còn có tên là Bảo Quang Tự, chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông tức năm 1676. Chùa nằm ở độ cao 340m, so với mặt nước biển, trên một vị thế hết sức đẹp của TP Uông Bí. Theo văn bia còn lại của chùa thì núi chùa Ba Vàng xưa kia gọi là Thành Đẳng Sơn. Tọa lạc trên núi Thành Đẳng hai bên Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, chùa còn là sự nối dài của dãy Linh Sơn Yên Tử, gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác Thiền Sư (1658-1757). Tuy nhiên chùa xưa chỉ còn là phế tích. Để phát huy giá trị của địa linh Phật giáo này, chùa Ba Vàngđã được liên tiếp đầu tư tôn tạo. Vào năm 1988 Chùa được trùng tu lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì được xây dựng lại bằng xi măng với diện tích 55m2. Chùa có bố cục chữ Đinh, gồm ba gian tiền đường và một gian thượng điện, ngoài ra còn có Nhà thờ Mẫu, Miếu Sơn Thần, đặc biệt là giếng nước cổ có từ lâu đời. Những dấu tích kiến trúc gạch ngói vùi lấp bên dưới nền chùa hiện nay lộ ra cho thấy chùa đã được xây dựng ít nhất vào thế kỷ 17-18, quy mô khá rộng. Do thời gian, mưa nắng và biến động của lịch sử mà chùa dần dần bị đổ nát dẫn tới hoang phế. Cảm hoài về ngôi chùa, cách đây gần chục năm, một số Phật tử trong vùng và khách thập phương đã cùng nhau công đức, dựng nên ngôi chùa như bây giờ.

 

Du lịch tham quan Chùa Ba Vàng

Du lịch tham quan Chùa Ba Vàng

17h00 Quý khách lên xe khởi hành về Hà Nội.

19h00 Về tới điểm hẹn đầu, chia tay đoàn, kết thúc chuyến đi.

Dịch vụ bao gồm

  • Xe ô tô điều hòa đời mới đưa đón theo chương trình thăm quan;
  • Ăn 01 bữa trưa: 130.000 đồng/suất;
  • Vé thắng cảnh tại điểm tham quan (vào cửa thứ nhất);
  • Hướng dẫn viên kinh nghiệm suốt chương trình;
  • Bảo hiểm du lịch (mức bồi thường tối đa  20.000.000 đồng / khách);
  • Nước uống, khăn lạnh trên phương tiện vận chuyển: 01 chai + 01 khăn lạnh/ ngày;
  • Mũ Du lịch kỷ niệm chuyến đi;

Dịch vụ không bao gồm

  • Phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ tập tập thể;
  • Các chi phí cá nhân như: đồ uống, giặt là, điện thoại…;
  • Cáp treo các tuyến trong hành trình;
  • Hương hoa viếng tại các điểm tham quan;
  • Tiền bồi dưỡng cho hướng dẫn viên và lái xe.
  • Thuế GTGT: 10 % (VAT);

Quy định đối với trẻ em

  • Trẻ em dưới 5 tuổi:  Miễn phí (không sử dụng dịch vụ trong phần “Bao gồm” ngoài Bảo hiểm du lịch)
  • Trẻ em từ 5 đến dưới 10 tuổi: 50% giá người lớn;
  • Trẻ em từ 10 tuổi trở lên: 100 % giá người lớn.

Ghi chú

  • Để đảm bảo dịch vụ tốt, Quý khách nên thông báo sớm về ngày đi cụ thể;
  • Quý khách cung cấp danh sách chính xác có đầy đủ ngày/tháng/năm sinh trước ngày khởi hành để Hano Tours sắp xếp dịch vụ và mua bảo hiểm (danh sách yêu cầu có chữ ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc trưởng đoàn và có đóng dấu nếu là cơ quan doanh nghiệp);
  • Giá trên chỉ áp dụng cho khách hàng mang quốc tịch Việt Nam;
  • Quý khách tự quản lý tiền bạc, hành lý, tư trang cá nhân khi đi du lịch.

Thông tin Du lịch Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng còn có tên là Bảo Quang Tự, chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông tức năm 1676. Chùa nằm ở độ cao 340m, so với mặt nước biển, trên một vị thế hết sức đẹp của TP Uông Bí. Theo văn bia còn lại của chùa thì núi chùa Ba Vàng xưa kia gọi là Thành Đẳng Sơn.

Tọa lạc trên núi Thành Đẳng hai bên Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, chùa còn là sự nối dài của dãy Linh Sơn Yên Tử, gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác Thiền Sư (1658-1757). Tuy nhiên chùa xưa chỉ còn là phế tích. Để phát huy giá trị của địa linh Phật giáo này, chùa Ba Vàng đã được liên tiếp đầu tư tôn tạo. Vào năm 1988 Chùa được trùng tu lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì được xây dựng lại bằng xi măng với diện tích 55m2. Chùa có bố cục chữ Đinh, gồm ba gian tiền đường và một gian thượng điện, ngoài ra còn có Nhà thờ Mẫu, Miếu Sơn Thần, đặc biệt là giếng nước cổ có từ lâu đời.

Những dấu tích kiến trúc gạch ngói vùi lấp bên dưới nền chùa hiện nay lộ ra cho thấy chùa đã được xây dựng ít nhất vào thế kỷ 17-18, quy mô khá rộng. Do thời gian, mưa nắng và biến động của lịch sử mà chùa dần dần bị đổ nát dẫn tới hoang phế. Cảm hoài về ngôi chùa, cách đây gần chục năm, một số Phật tử trong vùng và khách thập phương đã cùng nhau công đức, dựng nên ngôi chùa như bây giờ.

 

Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng

Hiện vật đáng chú ý nhất của chùa Ba Vàng còn sót lại tới hôm nay là một số di vật bằng đá, bao gồm 1 bia đá cao 0,52 m, rộng 0,38 m, dày 0,12 m, 2 con rùa đá và 1 cây hương bằng đá cao 1,2 m, 4 mặt, mỗi mặt rộng 0,22 m. Theo dòng chảy thời gian, chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, rất khó đọc. Tuy nhiên, qua cách trình bày, có thể thấy đây là bia ghi tên tuổi của một nhà sư từng trụ trì nơi đây và xá lị của ông đã được đặt trong một tháp mộ nào đó của chùa. Riêng cây hương bằng đá, phần lớn chữ ở mặt bia đã bị phai mờ, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia ghi các chữ: Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang tự, Thiên đài trụ. Nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng Sơn.

Theo phỏng đoán của các nhà chuyên môn, cây hương đá này là vật chứng ghi lại công đức của một cá nhân hay một tập thể (làng, xã) nào đó trước đây. Ngoài ra, trong số những di vật còn sót lại có thể kể thêm 32 tảng kê chân cột bằng đá xanh, hình vuông, phần tiếp xúc chân cột hình tròn, đường kính khoảng hơn 0,3 m và một số di vật khác. Tuy nhiên, nếu có một cuộc điều tra khai quật khảo cổ, biết đâu dưới chân chùa cổ chẳng có thêm những hiện vật giá trị nữa đang bị vùi lấp.

Chùa Ba Vàng hôm nay đã toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng khoảng trên 1.000 m2, cách khu du lịch sinh thái Lựng Xanh khoảng 1 km. Chính nguồn nước từ núi Ba Vàng chảy ra đã tạo nên Lựng Xanh- một điểm du lịch hấp dẫn của Uông Bí cùng với các danh thắng Yên Tử, Hang Son. Chánh điện mới gồm 2 gian: Tiền đường và Hậu cung. Ngoài ra còn một số công trình phụ.

Thời gian qua, mặc dù ngôi chùa mới được khôi phục lại nhưng khá nhiều Phật tử và du khách lên Yên Tử là ghé xuống chùa Ba Vàng. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngay trước Tết, một con đường rộng trên dưới chục mét đã được mở, nối chùa Ba Vàng với Lựng Xanh và khu dân cư phường Thanh Sơn. Có đứng ở chùa mới thấy hết địa thế đắc đạo mà người xưa lựa chọn để xây ngôi chùa này. Từ vị trí hậu cung của chùa, chiếu ra phía sau là đỉnh cao nhất của núi Ba Vàng, hai bên tả hữu là hai dãy núi tựa thế tay ngai; phía trước là những ngọn đồi thấp lúp xúp, giống như bức bình phong, Và xa xa là dòng sông Bạch Đằng hồng đục màu phù sa. Toàn cảnh lọt trong tầm mắt, ta thấy không gian cảnh trí nơi đây giống như một bức tranh thuỷ mặc được vẽ một cách hoàn hảo.

Ngày 9/3/2014 chùa Ba Vàng - ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Việt Nam tại Yên Tử (Quảng Ninh) đã khánh thành với sự tham gia của nhiều tăng ni, phật tử và du khách thập phương về dự. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với độ cao 1.080m và địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long, bạch hổ, có mặt bằng để tu tạo thành chùa cảnh tri ân Phật tổ. Các tăng ni, phật tử làm lễ. Đại hùng Bảo điện như một cái ngai khổng lồ, lưng ngai tọa hướng Bắc, nơi có ngọn núi cao nhất, lớn nhất, vững chãi nhất. Hai bên trái - phải là hai ngọn núi thấp dần, tượng trưng cho hai tay ngai: Tay trái là hướng đông - thanh long (nội viện tăng), tay phải là hướng tây - bạch hổ (nội viện ni).

Thông tin chùa Cái Bầu

Chùa Cái Bầu ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn. Chùa được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm).

Ngày 07/12/2007, chùa được khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20 ha, với tổng mức đầu tư trên 24 tỷ đồng bằng nguồn vốn huy động xã hội hóa và khánh thành giai đoạn I vào cuối năm 2009. Chùa ở gần khu du lịch Bãi Dài nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ bên bờ Vịnh Bái Tử Long. Với vị trí lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, đây có lẽ là một trong những ngôi chùa có vị trí đẹp nhất trong hệ thống chùa của Việt Nam. Đây còn là Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện phật giáo của Quảng Ninh.

Chùa Cái Bầu - Thiện viện Trúc Lâm Giác là công trình văn hóa tâm linh có kiến trúc và cảnh quan đẹp tọa lạc bên bờ Vịnh Bái Tử Long, nơi gắn liền với bao chiến công hiển hách của những anh hùng hào kiệt đã giữ vững cửa ải địa đầu của vùng Đông Bắc. Đây cũng là nơi còn ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần. Trải qua thời gian và những thăng trầm lịch sử, chùa đã bị hư hỏng nặng. Vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước chùa đã được tôn tạo lại nhưng còn đơn sơ, thiếu quy hoạch. Từ năm 2007 chùa đã được quy hoạch đầu tư xây dựng lại khang trang, xứng với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của nơi đây. Chùa Cái Bầu mang dấu ấn, dấu tích giống các ngôi chùa cổ về cả kiến trúc, trang trí, phù điêu, hoa văn trang trí, bậc thang… Hiện tại Chùa đã hoàn thành các hạng mục: thiền viện - Chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000 m2, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, thất ở hòa thượng, nhà khách chư tăng- chư ni, bến bãi đỗ xe... Giai đoạn II chùa Cái Bầu sẽ được tiếp tục đầu tư gồm: Thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, nhà trưng bày trai đường và dựng 1 tượng Phật cao 50 m trên đỉnh núi sau Thiền Viện.

 

Chùa Cái Bầu

Chùa Cái Bầu

Trụ trì nhà chùa - Ni sư Hạnh Nhã cho biết: “Để giữ gìn sự tôn nghiêm nơi cửa phật, công tác an ninh trật tự trong khu vực chùa được các tăng ni, phật tử triển khai thực hiện rất tốt. Trong khuôn viên nhà chùa không cho phép bán hàng, không có những hoạt động chèo kéo du khách. Du khách đến chùa muốn dùng cơm chay hay tá túc tại đây sẽ không phải trả tiền. Nhà chùa chỉ đặt hòm công đức để cho du khách tùy tâm công đức.

Hòa trong dòng người về đây lễ chùa, điều tôi cảm nhận được là sự yên bình, thanh thản, một không khí trong lành và cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Có lẽ chính vì nhiều người đến đây đều có chung cảm nhận giống tôi nên những người đến vãn cảnh chùa đang ngày một đông. Và Chùa Cái Bầu đang dần trở thành một điểm du lịch tâm linh đối với du khách mỗi lần về với Quảng Ninh, về với Vân Đồn.

Thông tin đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần.

Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi ở phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Từ thành phố Hạ Long đi theo đường quốc lộ 18 về phía đông bắc khoảng 30 km rẽ phải vào khoảng 300 mét là tới đền Cửa Ông.

Trước khi thờ Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế.

Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ. Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên.

Ðền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo .Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, ông đã cùng binh sỹ đóng quân đồn trú tại Cửa Suốt (tên cũ của Cửa Ông)  bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải Đông Bắc tổ quốc.

 

Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông

Ðền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Ðông Bắc. Ðền có 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi.

Cửa Ông là Đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Tại đây có 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét. Đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Chung...

Đền tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 100 mét nhìn xuống vịnh Bái Tử Long ở phía nam, hai bên có hai ngọn đồi nhỏ hộ vệ, phù hợp với quy tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, sau lưng là dãy núi xanh chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương.

Phía trước đền Thượng có một tam quan, bên trái là khu nhà để khách thập phương sắp lễ vào đền, bên phải là một ngôi chùa, phía sau là lăng Trần Quốc Tảng. Bên trong đền Thượng, có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của triều Trần: tổng cộng có hơn 30 tượng được phân bổ làm ba lớp: Tiền đường có Đỗ Khắc Chung, Lê Phụ Trần, Nguyễn Địa Lô; Bái Đường có Trần Quốc Tảng, Trần Thì Kiến, Hà Đặc, Phạm Ngộ, Trần Khánh Dư; Hậu Cung có Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Nguyễn Quyên, Nguyễn Tiễn, Huyền Du, Quyên Thánh Công Chúa, Đỗ Hành.

Đền Cửa Ông không chỉ hút khách bởi sự linh thiêng mà còn bởi khi mùa xuân về (từ ngày mùng 2 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch), đền lại mở hội với nhiều hoạt động văn hóa phong phú. Bắt đầu là lễ dâng hương, sau đó là lễ rước.

Người ta kính cẩn rước bài vị Hưng Nhượng Vương từ đền vi hành ra miếu (tương truyền xưa là vườn nhãn, nơi Đức Ông hóa) ở xã Trác Chân rồi lại rước về đền. Lễ rước bài vị này mô phỏng những cuộc tuần du bảo vệ bờ cõi vùng biển Đông Bắc của Hưng Nhượng Vương; Mang ý nghĩa ghi nhớ công đức của ngài trong sự nghiệp bảo vệ biên cương tổ quốc.

Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có hoạt động văn hóa như múa rồng, thi soạn dâng lễ vật lên Đức Ông, nấu cơm, têm trầu, bày mâm quả, cùng với những trò chơi dân gian như cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy.

Đến với đền Cửa Ông, du khách không chỉđược thưởng lãm cảnh đẹp vùng biển Đông Bắc, thắp một nén nhang tưởng nhớ vị anh hùng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng mà còn là dịp phát huy những nét đẹp về bản sắc văn hóa dân tộc.

Thông tin Đền Cửa Suốt

Đền Cặp Tiên (hay còn gọi là đền Cô bé Cửa suốt) là công trình tín ngưỡng dân gian hình thành từ thời Nguyễn, toạ lạc trênsườn núi tiên thuộc địa phận thôn Cặp Tiên, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnhQuảng Ninh. Ngày 18/8/2006 đền được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Quyếtđịnh số: 2423/QĐ-UBND công nhận là “Di tích kiến trúc nghệ thuật và Danh thắng đền Cặp Tiên”.

Tương truyền đền Cặp Tiên thờ vị tiểu thư là con Trần Quốc Tảng nên có tên gọi là “Đền Cô bé cửa suốt”.

Sau này, vào thời Nguyễn một ông quan chánh đã được nhân dân địa phương tôn làm hậu thần và thờ tại đền nên tên gọi là đền Quán Chánh. Đền Cặp Tiên có cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình, xưa kia đây là nơi có hai vị Tiên ông thường xuống ngắm cảnh và chơi cờ, đi theo phục vụ là hai nàng tiên cô rất xinh đẹp, hai nàng tiên thường xuống giếng ở chân núi lấy nước về đun pha trà cho các tiên ông.

Hiện nay khu vực đền Cặp Tiên gồm có ba công trình: Đền chính, Giếng Tiên và động Sơn Trang.

Đền chính Quay hướng Đông Bắc, kiến trúc chữ Đinh, gồm bái đường và hậu cung với tổng diện tích là 102m2. Kiến trúc vì kèo ở bái đường theo kiển chồng rường con nhị, cột cửa được làm bằng gỗ táu, trên các vì có treo các hoành phi, ở các cột có treo các câu đối, sân đền xây dựng phương đình, mái lợp ngói mũi hài, hai tầng tám mái, điểm mái ghép ngói lá đề, trong phương đình đặt bát hương công đồng lớn bằng đồng.

 

Cửa Suốt

Cửa Suốt

Động Sơn Trang(căn cứ vào đồ thờ tự thì đây là nơi thờ mẫu theo tĩn ngưỡng dân gian) được chia làm hai phần như kiến trúc của đền. Phía ngoài bằng phẳng là nơi hành lễ, còn phía trong được đắp thành các dãy núi đá và đặt các pho tượng, phía trên bức tường ngăn giữa nơi làm lễ và động thờ treo bức hoành phi cuốn thư gồm bốn đại tự bằng chữ hán “Công đồng sơn trang” . Tượng thờ bài trí khắp không gian hậu cung trong động, gồm tượng Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, tượng nhị vị vương bà và 12 cô Sơn trang, hai bên pho tượng cậu. Chính giữa động là bức hoành phi được tạo hình kiểu cuốn thư đề bốn chữ “Nữ động sơn trang’ Giếng tiên trong khuôn viên của đền, đây là một khẩu giếng nước ngọt nằm ngay bên bờ biển, khi nước triều lên dù giếng có bị ngập thì ngay khi triều xuống nước lại ngọt trở lại, quanh năm giếng không bao giờ hết nước. Giếng tiên còn liên quan đến câu truyện truyền thuyết về hai vị tiên ông đã xuống đây chơi cờ và hai nàng tiên nữ.

Nước giếng thiêng! Nghe nói uống hay tắm gội sẽ tăng cường sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em nên mọi người thi nhau múc. Thế là có ngay dịch vụ bán chai để đựng, cứ 2000đ một vỏ chai 0,5L, đắt như tôm tươi! Nhà em cũng cố vác về nhà 03 chai!

Nằm trong vùng Vịnh Bái Tử Long, bên cạnh Vịnh Hạ Long - Đảo Cặp Tiên là một hòn đảo với diện tích nhỏ nhưng là một trong những địa chỉ du lịch nổi tiếng tại tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đền Cặp Tiên được xây dựng và trùng tu lại rất khang trang và sạch đẹp nay đã trở thành địa điểm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước.

Tổng đài tư vấn: 1900 0059
Điện thoại: 024 7309 0009 - Hotline: 09 3439 9009