Du lịch Chùa Cổ Lễ - Chùa Phổ Minh - Đền Trần - Phủ Giầy Nam Định

360.000₫ Mã tour:

Thời gian: 1 Ngày

Xe du lịch đời mới

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu

DU LỊCH CHÙA CỔ LỄ - CHÙA PHỔ MINH - ĐỀN TRẦN - PHỦ GIẦY

Thời gian: 01 ngày

Phương tiện: Xe du lịch đời mới

Khởi hành: Theo yêu cầu


05h00: Xe và hướng dẫn viên Hano Tours đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Nam Định. Trên đường đi dừng chân tự túc ăn sáng tại Phủ Lý.

08h30: Tới Nam Định, Quý khách thăm quan và thắp hương tại Chùa Cổ Lễ - một trong những ngôi chùa đẹp của miền Bắc, được xây dựng từ rất lâu đời, thờ phật và thiền sư Nguyễn Minh Không.

 

Tham quan du lịch Chùa Cổ Lễ

Tham quan du lịch Chùa Cổ Lễ


Chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Ðịnh, cách thành phố Nam Định 15 km về phía Nam. Chùa Cổ Lễ do Hoà thượng Phạm Quang Tuyên xây dựng tháng 11- 1920. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi bệnh hiểm nghèo. Trong kháng chiến chống Pháp (1947), chùa Cổ Lễ là nơi làm lễ xuất phát cho 29 vị sư tự nguyện cởi áo cà sa ra mặt trần giết giặc cứu nước. Nhà sư Phạm Thế Long, người kế tục Hoà thượng Phạm Quang Tuyên trụ trì ngôi chùa này đã tham gia kháng chiến, sau này trở thành Hoà thượng, ông đã giữ nhiều trọng trách trong Giáo hội phật giáo và Nhà nước Việt Nam. Trước chùa có cây tháp cao và đồ sộ, có tên gọi là Cửu phẩm liên hoa, dựng năm 1927. Tháp 12 tầng và một tầng đế tháp, mỗi tháp có 8 mặt, mỗi mặt đều có một dòng chữ Hán đắp nổi, các cạnh tháp đều đắp rồng, mái cong. Tháp cao 32m, 9 tầng hoa sen, đặt trên lưng con rùa, đầu rùa hướng vào chùa, phía dưới con rùa là hệ thống móng dàn dựng bằng 50 cây gỗ lim.Các cạnh cây tháp có đắp những con rồng, ở tầng thứ hai và thứ ba (tính từ dưới lên) xây mái cong theo kiểu giả ngói ống, các đế tầng trên có đắp cánh sen, tạo thành bông hoa sen liên kết mang ý nghĩa là chín tầng Trời Phật. Tầng trên cùng có đặt tượng A Di Đà biểu tượng của Phật chủ Tây Phương. Từ những núi nhỏ xung quanh chân tháp đến đế tháp, thân tháp đều thấy xuất hiện những vòm cuốn. Trong lòng tháp có một cột trụ lớn. Xung quanh cột có những bậc thang từ đế tháp lên đỉnh tháp bởi vậy khách tham quan có thể trèo trên đỉnh để phóng tầm mắt ra bốn phương sau khi leo hơn 60 bậc thang xoáy ốc.

Tiếp tục về Nam Định thăm Chùa Phổ Minh, thăm quan ngôi tháp Phổ Minh cổ kính cao 14 tầng được xây dựng từ thế kỷ XIV… thăm Phủ Thiên Trường – tức Đền Trần, nơi được các vua Trần sau khi nhường ngôi cho thái tử thường lui về đây an dưỡng tuổi già.

 

Tham quan du lịch Chùa Phổ Minh

Tham quan du lịch Chùa Phổ Minh


Chùa Phổ Minh ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng - ngoại thành Nam Định. Chùa được xây dựng năm 1262, nằm phía tây cung điện Trùng Quang nhà Trần. Chùa thường gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được vua Trần Thánh Tông cho dựng vào năm 1262 ở phía Tây cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường. Các bản văn khắc trên bia cho biết chùa có từ thời Lý, được mở rộng với quy mô lớn vào thời Trần. Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường gắn với thiêu hương 3 gian, thượng điện 3 gian. Qua sân hẹp, dãy ngang 11 gian kết hợp với hành lang mỗi bên 11 gian tạo thành quần thể “Nội Công ngoại Quốc”. Chùa Phổ Minh mở đầu kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim (mỗi tấm cao 1,92m, rộng 0,79m) ở nhà bái đường, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và tượng Bà chúa Mạc v.v... Chùa vốn có một vạc lớn bằng đồng được xếp vào “Thiên Nam tứ đại pháp khí” (vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Quỳnh Lâm) nay không còn. Tháp Phổ Minh được xây vào năm 1305, gồm 14 tầng, cao 21,2m, mặt quay hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m, cửa các tầng ở 4 phía được trổ theo lối cuốn tò vò. Sách Mỹ thuật của người Việt (Hà Nội, 1989) cho biết, ban đầu 13 tầng trên được xây bằng gạch trần hòn sắc đỏ au trên nền cây xanh mướt. Một thương gia giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên 13 tầng đó. Dạng kiến trúc của tháp là dạng trung gian giữa loại tháp hoa sen (phần trên) và tháp tu-di-tọa (phần đế). Tháp được trùng tu năm 1987...

12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng trong thành phố, sau đó tự do thăm quan và chụp ảnh bên tượng đài Trần Hưng Đạo, bức tượng bằng đồng nặng 18 tấn, cao 2,15m bên bờ hồ Vị Xuyên.

 

Tham qua du lịch Phủ Giầy Nam Định

Tham qua du lịch Phủ Giầy Nam Định


Chiều: Xe đưa Quý khách về thăm Phủ Giày, nơi thờ chúa Mẫu Liễu Hạnh, người mẹ tâm linh của dân tộc và là một trong tứ bất tử của người Việt, thắp hương hương tại phủ chúa…

...Phủ Tiên Hương ( Phủ Giầy) là công trình được xây dựng lâu đời - đựơc xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia. Theo truyền thuyết, tư liệu và bi kí thì phủ Tiên Hương xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671) đến năm 1841 được chuyển thành công trình gạch ngói và năm Duy Tân thứ chín (1915) do tổng đốc Đoàn Triển cho xây dựng lớn như ngày nay. Phủ được xây dựng trên khu đất một mẫu bốn sào bốn bề tiếp giáp nhà dân, đường cái xa xa là núi Tiên Hương che chắn mặt tây như bức bình phong khổng lồ. Tổng thể công trình theo kiểu trùng thiềm, ngoại chữ quốc, lớn nhỏ có 10 toà với năm, bẩy gian. Nhưng công trình chính là các toà phủ thờ và ba toà phương đình mặt tiền. Các toà thuộc đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, làm theo kiểu giámg cổ truyền dân tộc. Riêng cung đệ tứ có người gọi là bái đường gồm 7 gian dài 22m, rộng 8 m hệ thống cột xà vuông lác cạnh, làm rất cầu kì, chạm khắc nhiều đề tài trên bẩy, trên xà, trên mê cốn khá tinh tế, công phu như gợi cho con người nhận biết cảnh “đào tiên trường thọ”, cảnh “kim tiền phú lộc” mà thế gian dang có sự ước muốn “phúc, lộc, thọ“. Những đề tài tứ quí, tứ linh cũng rất hấp dẫn nên các toà nhà tuy lớn, dùng loại gỗ tứ thiết mà vẫn như thanh thoát nhẹ nhàng...

16h00: Quý khách lên xe về Hà Nội, trên đường nghỉ tự do tại Phủ Lý.

18h30: Về đến Hà Nội, chia tay đoàn kết thúc chuyến đi.

 

Giá tour 360000 VND/khách

Dịch vụ bao gồm

  • Xe ô tô điều hòa đời mới đưa đón theo chương trình thăm quan;
  • Ăn 01 bữa trưa: 130.000 đồng/suất;
  • Vé thắng cảnh tại điểm tham quan (vào cửa thứ nhất);
  • Hướng dẫn viên kinh nghiệm suốt chương trình;
  • Bảo hiểm du lịch (mức bồi thường tối đa  50.000.000 đồng / khách);
  • Nước uống, khăn lạnh trên phương tiện vận chuyển: 01 chai + 01 khăn lạnh/ ngày;
  • Mũ Du lịch kỷ niệm chuyến đi;
Dịch vụ không bao gồm
  • Phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ tập tập thể;
  • Các chi phí cá nhân như: đồ uống, giặt là, điện thoại…;
  • Cáp treo các tuyến trong hành trình;
  • Hương hoa viếng tại các điểm tham quan;
  • Tiền bồi dưỡng cho hướng dẫn viên và lái xe.
  • Thuế GTGT: 10 % (VAT);
Quy định đối với trẻ em
  • Trẻ em dưới 5 tuổi:  Miễn phí (không sử dụng dịch vụ trong phần “Bao gồm” ngoài Bảo hiểm du lịch)
  • Trẻ em từ 5 đến dưới 10 tuổi: 50% giá người lớn;
  • Trẻ em từ 10 tuổi trở lên: 100 % giá người lớn.
Ghi chú
  • Để đảm bảo dịch vụ tốt, Quý khách nên thông báo sớm về ngày đi cụ thể;
  • Quý khách cung cấp danh sách chính xác có đầy đủ ngày/tháng/năm sinh trước ngày khởi hành để Hano Tours sắp xếp dịch vụ và mua bảo hiểm (danh sách yêu cầu có chữ ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc trưởng đoàn và có đóng dấu nếu là cơ quan doanh nghiệp);
  • Giá trên chỉ áp dụng cho khách hàng mang quốc tịch Việt Nam;
  • Quý khách tự quản lý tiền bạc, hành lý, tư trang cá nhân khi đi du lịch.

Thông tin du lịch chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Ðịnh, cách thành phố Nam Định 15 km về phía Nam. Chùa Cổ Lễ do Hoà thượng Phạm Quang Tuyên xây dựng tháng 11- 1920.

Hoà thượng đã hạ giải ba chùa nhỏ đều ở làng Cổ Lễ, tương truyền do Thiền sư Nguyễn Minh Không lập vào thế kỷ XII thời Lý. Chùa dựng trên một nền đất vuông, có sông nhỏ và hồ bao quanh.

Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi bệnh hiểm nghèo. Trong kháng chiến chống Pháp (1947), chùa Cổ Lễ là nơi làm lễ xuất phát cho 29 vị sư tự nguyện cởi áo cà sa ra mặt trần giết giặc cứu nước. Nhà sư Phạm Thế Long, người kế tục Hoà thượng Phạm Quang Tuyên trụ trì ngôi chùa này đã tham gia kháng chiến, sau này trở thành Hoà thượng, ông đã giữ nhiều trọng trách trong Giáo hội phật giáo và Nhà nước Việt Nam.

Trước chùa có cây tháp cao và đồ sộ, có tên gọi là Cửu phẩm liên hoa, dựng năm 1927. Tháp 12 tầng và một tầng đế tháp, mỗi tháp có 8 mặt, mỗi mặt đều có một dòng chữ Hán đắp nổi, các cạnh tháp đều đắp rồng, mái cong. Tháp cao 32m, 9 tầng hoa sen, đặt trên lưng con rùa, đầu rùa hướng vào chùa, phía dưới con rùa là hệ thống móng dàn dựng bằng 50 cây gỗ lim.Các cạnh cây tháp có đắp những con rồng, ở tầng thứ hai và thứ ba (tính từ dưới lên) xây mái cong theo kiểu giả ngói ống, các đế tầng trên có đắp cánh sen, tạo thành bông hoa sen liên kết mang ý nghĩa là chín tầng Trời Phật. Tầng trên cùng có đặt tượng A Di Đà biểu tượng của Phật chủ Tây Phương. Từ những núi nhỏ xung quanh chân tháp đến đế tháp, thân tháp đều thấy xuất hiện những vòm cuốn. Trong lòng tháp có một cột trụ lớn. Xung quanh cột có những bậc thang từ đế tháp lên đỉnh tháp bởi vậy khách tham quan có thể trèo trên đỉnh để phóng tầm mắt ra bốn phương sau khi leo hơn 60 bậc thang xoáy ốc.

Từ khu tháp qua cầu cong tới khu Phật giáo hội quán, có xây dựng hai đình lớn. Nhà hội quán xây dựng năm 1936, trong phong trào Chấn hưng Phật giáo. Cấu trúc mái vòm cao, trên nóc mái có đầu đao theo kiểu đình làng, ở bốn góc đắp mặt hổ phù. Bên trái hội quán là dãy nhà ba gian thờ Hưng Đạo Đại Vương và hai cha con vị đại khoa người làng Cổ Lễ, thế kỷ XIV (thời Trần Duệ Tông) là trạng nguyên Đào Sư Tích và tiến sĩ Đào Toàn Phú.

Hội quán là dãy nhà ba gian thờ Trần Hưng Đạo và hai vị đại khoa Sư Mỗ và Toàn Mỗ; nhà phía bên trái trước đây thờ Mẫu Liễu Hạnh. Từ khu hội quán, qua hai cầu giả núi có mái ngói che tới chùa chính. Hai bên lối vào giải vũ đắp con rồng lớn. Trong chùa cấu trúc mái vòm, trên trần trang trí hoạ tiết màu sắc rực rỡ như tấm thảm. Trên thượng điện có tượng Phật Thích Ca, cao 4m, rộng 3,5m, bằng gỗ sơn son thếp vàng, hai bên hành lang chùa là hai dãy bia, dọc theo chùa là hai dãy giải vũ.

Giữa sân chùa, trên một gò đất có tường bao quanh, đặt quả chuông lớn nặng 9 tấn, trang trí hình cánh sen thuỷ ba. Hai bên thượng điện là nhà khách, nhà tổ. Ở nhà tổ có tượng Hoà thượng Phạm Quang Tuyên. Trong chùa còn lưu giữ lại nhiều di vật quý như: chuông đồng lớn đúc thời Cảnh Thịnh (1799), trống đồng loại trơn, một lá cờ hai mặt có dòng chữ Nam Thiên Thánh tổ, Lý Triều quốc sư, trống đồng thời Lý. Ở đây còn có bốn thuyền chải để thi bơi vào hội hằng năm từ13 đến 16-9 âm lịch - một hoạt động văn hoá thể thao giàu bản sắc dân tộc của cư dân ven biển.

Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn, hài hòa, được kết hợp các yếu tố cổ truyền Việt Nam với kiến trúc gô tích Châu Âu.

Thông tin chùa Phổ Minh

Chùa Phổ Minh ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng - ngoại thành Nam Định. Chùa được xây dựng năm 1262, nằm phía tây cung điện Trùng Quang nhà Trần.
Chùa thường gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được vua Trần Thánh Tông cho dựng vào năm 1262 ở phía Tây cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường. Các bản văn khắc trên bia cho biết chùa có từ thời Lý, được mở rộng với quy mô lớn vào thời Trần.

Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường gắn với thiêu hương 3 gian, thượng điện 3 gian. Qua sân hẹp, dãy ngang 11 gian kết hợp với hành lang mỗi bên 11 gian tạo thành quần thể “Nội Công ngoại Quốc”.

Chùa Phổ Minh mở đầu kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim (mỗi tấm cao 1,92m, rộng 0,79m) ở nhà bái đường, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và tượng Bà chúa Mạc v.v... Chùa vốn có một vạc lớn bằng đồng được xếp vào “Thiên Nam tứ đại pháp khí” (vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Quỳnh Lâm) nay không còn.

Tháp Phổ Minh được xây vào năm 1305, gồm 14 tầng, cao 21,2m, mặt quay hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m, cửa các tầng ở 4 phía được trổ theo lối cuốn tò vò. Sách Mỹ thuật của người Việt (Hà Nội, 1989) cho biết, ban đầu 13 tầng trên được xây bằng gạch trần hòn sắc đỏ au trên nền cây xanh mướt. Một thương gia giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên 13 tầng đó. Dạng kiến trúc của tháp là dạng trung gian giữa loại tháp hoa sen (phần trên) và tháp tu-di-tọa (phần đế). Tháp được trùng tu năm 1987.

Chùa thờ chư Phật, Bồ tát và thờ tượng Tổ Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tượng Tổ Pháp Loa, tượng Tổ Huyền Quang

Chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần đại tu mới nhất là vào các năm 1994 – 1995.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

 

chùa Phổ Minh

Chùa Phổ Minh

Thông tin Phủ Giầy

Phủ Tiên Hương ( Phủ Giầy) là công trình được xây dựng lâu đời - đựơc xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia. Theo truyền thuyết, tư liệu và bi kí thì phủ Tiên Hương xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671) đến năm 1841 được chuyển thành công trình gạch ngói và năm Duy Tân thứ chín (1915) do tổng đốc Đoàn Triển cho xây dựng lớn như ngày nay.

Năm Dương Hoà thứ 8 (1642), triều đình cho phép xây lập đền thờ. Đến khoảng năm Chính Hoà (1680 – 1705) hễ có việc gì thì cầu cúng càng thấy linh ứng. Hàng năm đén ngày 7, 8, 9 tháng 3 thì mở hội…lịch triều phong sắc Mã Vàng Công Chúa thượng đẳng thần, ông Trần Bình Hành cử nhân khoa Tân Mão tức là dòng dõi vậy. (Trần Lê Hữu dịch – phòng tư liệu khoa sử trường đại học Tổng Hợp Hà Nội).

Phủ được xây dựng trên khu đất một mẫu bốn sào bốn bề tiếp giáp nhà dân, đường cái xa xa là núi Tiên Hương che chắn mặt tây như bức bình phong khổng lồ.
Tổng thể công trình theo kiểu trùng thiềm, ngoại chữ quốc, lớn nhỏ có 10 toà với năm, bẩy gian. Nhưng công trình chính là các toà phủ thờ và ba toà phương đình mặt tiền.

Các toà thuộc đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, làm theo kiểu giámg cổ truyền dân tộc. Riêng cung đệ tứ có người gọi là bái đường gồm 7 gian dài 22m, rộng 8 m hệ thống cột xà vuông lác cạnh, làm rất cầu kì, chạm khắc nhiều đề tài trên bẩy, trên xà, trên mê cốn khá tinh tế, công phu như gợi cho con người nhận biết cảnh “đào tiên trường thọ”, cảnh “kim tiền phú lộc” mà thế gian dang có sự ước muốn “phúc, lộc, thọ“. Những đề tài tứ quí, tứ linh cũng rất hấp dẫn nên các toà nhà tuy lớn , dùng loại gỗ tứ thiết mà vẫn như thanh thoát nhẹ nhàng.

Trước sân là “nguyệt hồ” làm cân đối theo trục đối xứng, quanh hồ có tương hoa bằng đá làm cầu kì đẹp mắt cử xuống có đôi rồng chầu và giữa tường hoa gắn tấm bia làm kiểu quấn thư khá độc đáo, nội dung nói về việc xây dựng phủ.

Phía ngoài có ba toà phương đình, tuy qui cách to nhỏ, số gian khác nhau nhưng phong cách làm kiểu chồng diêm tám mái như nhau. Hai tào tả hữu cân đối hài hoà đẹp mắt, bên trong đặt những hàng bia đá theo trình tự cân đối, khiến tả hữu phương đình không chỉ là nghi thức tô điểm cho mặt tiền, mà còn có chức năng bảo vệ văn bia, những di sản vừa có giá trị nhân văn, vùa có giá trị sâu sắc mà tiền nhân để lại…

Toà phương dình ở giữa có ba gian trông bề thế hơn, cũng làm theo kiểu mê cốn, băy kẻ, những người thợ đã trau chuốt hơn, đục đẽo công phu hơn. Những cặp nghê đỡ trụ non đấu rế, những mảng đề tài cùng, cúc, trúc, mai trên từng lá cốn ở các vì.

Xung quanh phương đình được diễu tường hoa song tiện, cửa phía Tây có rồng chầu, hai cử phía Đông tạo đôi cặp hổ rất sinh động từ trên nhao xuống lại ngước đầu ngoái cổ nhìn nhau, tựa đón mừng người vào cửa, khiến tào phương đình tạo cho mặt tiền Phủ Tiên Hương thêm ý nghĩa, hấp dẫn gợi cảm cho ai mỗi khi vào hành hương.

 

Phủ Giày

Phủ Giầy

Phủ Tiên Hương có khá nhiều đồ thờ tự, tượng pháp câu đối, đại tự được gia công cầu kì, ví như bộ đèn bằng đồng có 36 nơi cắm nến, bộ đỉnh đồng hạc đồng cũng được đúc với kĩ thuật cao, lại có trình độ hội hoạ nên hoạ tiết trang trí thật trang nhã, lắng đọng lòng người.

Ba bộ long ngai cỡ lớn, được trạm trổ cầu kì các cặp rồng chầu, phượng, ly, qui và hoa lá cách điệu. Lại sơn thiếp theo kĩ thuật truyền thống nên hàng trăm năm mà ánh vàng trong nền sơn sơn đỏ vẫn còn bóng sáng và ấm áp lạ thường.

Sập đá có kích thước 2.2m x 2.0m làm kiểu chân quỳ dạ cá, hoạ tiết bốn góc là chim thần cách điệu, một phong cảnh nghệ thuật từ lâu đời được bảo lưu kế thừa.rồi đường nét hổ phù cũng là đề tài quen thuộc, Những hiện vật này mặc dù thể hiện theo phong cách thời Nguyễn nhưng là những di vật cực kì có giá trị…

Phủ Tiên Hương còn 14 văn bia, song hầu hết là văn bia tiến cúng của thời Nguyễn, thế kỉ 19 và thế kỉ 20 (theo bảo tàng lưu trữ tỉnh Nam Định).Qua những hàng loạt văn bia này chứng tỏ ảnh hưởng của phủ rộng khắp. Từ quan tới dân, từ trong tỉnh tới ngoài tỉnh đều thành tâm với cửa Mẫu, Tấm bia đá :” Quan lại cúng ngân bi ký ” làm ngày 18 tháng 6 năm Duy Tân thứ tám (1914) có ghi các quan lại đóng góp tiền để sửa chữa Phủ Tiên Hương, thấy ảnh hưởng của phủ rất lớn, các Tổng Đốc, Tuần Phủ Nghệ An, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, các quan đốc học, tiến sĩ đương chức hay về hưu, một số quan lại khác cúng tiến…

Tại Phủ Tiên Hương có thờ Thánh Phụ, Thánh Mẫu (là người sinh ra Mẫu) thờ Tam Toà Thánh Mẫu, Mgọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngũ Vị Quan Lớn, Quan Hoàng, Câc Bà, Các Cô, Các Cậu, Thủ Đền, Thổ Thần và có đền thờ riêng Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương cùng Nhị Vị Vương Cô. Do vậy số ban thờ ở đây rất phong phú và đều uy nghi lộng lẫy.

Tại cung đệ Nhị thờ Song Thân sinh ra Thánh Mẫu, có bài vị đặt trên ngai trạm rồng rất trang trọng.
- Bài vị để trên ngai tại giữa gian ghi về Thân Mẫu của Tiên Chúa:
“Sắc tặng khải sinh Thánh Mẫu Trần môn chính thất, huý Phúc hiệu Diệu Phúc, dực bảo trung hưng trung đẳng thần”
(Sắc tặng cho người sinh ra vị Thánh :
Bà là vợ Trần Công, tên huý là Phúc, tên hiệu là Diệu Phúc, vị thần bậc trung phò giúp cho cơ đồ nhà nước)
- Bài vị để trên ngai tại gian trái
“Sắc tặng khải sinh Thánh Phụ Trần quý công , huý Chính tự Đức Chính, dực bảo trung hưng trung đẳng thần”
(Sắc tặng cho người sinh ra vị Thánh, Thánh Phụ là Trần Quý Công, tên huý là Chính, tên tự là Đức Chính, vị thần bậc trung phò giúp cho cơ đồ nhà nước)
- Phủ Tiên Hương được bài trí nhiều đại tự câu đối tán dương công đức, câu đối treo ở toà đệ Tứ ghi:
“ Tam thế luân hồi, vu Vỉ Nhuế, vu Vân Cát, vu Nga Sơn ngũ Bách dư niên quang thực lục.
Lịch triều ba cổn, vi đề nữ, vi đại vương, vi chúng mẫu, ức thiên vạn cổ điện danh bang.
Long phi Quý Sửa thu
Thanh Hoá tỉnh Đốc học Lê Hy Vĩnh phụng soạn ”.
Tạm dịch :
(Ba đời thay đổi, ở Vỉ Nhuế, ở Vân Cát, ở Nga Sơn đến nay đã hơn năm trăn năm, sự tích sáng ngời trong thực lực
Các triều phong tặng là con vua, là Đại Vương, là các mẹ, dù cho tới muôn vạn năm sau, tiếng tăm vang động khắp nhân gian.
Rồng bay mùa thu năm Quý Sửa
Đốc học tỉnh Thanh Hoá tên là Lê Hy Vĩnh kính cẩn viết).
- Câu đối ở gian bên, sơn son thiếp vàng trên gỗ:
“Giáng sinh tích tại Vân hương quýnh
Bất tử danh tiêu thái lĩnh cao
Long phi kỉ tỵ niên
Phú Lương huyện tri huyện Vũ Đình Hoán bái tiến”.
Tạm dịch:
"Giáng sinh dấu vết làng Vân, đã xa rồi vậy.
Bất tử tên nêu núi Thái, cao vút còn đây.
Rồng bay năm Kỷ Tỵ
Quan tri huyện huyện Phú Lương tên là Vũ Đình Hoán lạy dâng".
- Câu đối treo ở tiền đường (cung Đệ Tứ)
“Chân thân tòng đế khuyết, tam giáng sinh duy trinh duy hiếu, thiên cổ mẫu nghi. Thúc nhiên xa cái vân du, do yết tâm kinh phù thế đạo.
Linh thanh liệt Nam thiên, tứ bất tử thị Phật thị Tiên, vạn gia từ mộ. Đương thử giang hà nhật hạ, khởi duyên phong hội biến Thần quyền.
Duy Tân Quý Sửu trọng thu
Nam Định Tổng Đóc Thanh Oai Đoàn Triển bái đề “ .
Tạm dịch:
"Chân thân từ trên trời ba độ giáng sinh vẫn trinh vẫn hiếu, muôn thủa khuân mẫu người mẹ. Bỗng nhiên xe lọng xa vời, còn để tâm kinh dậy đạo lý cho mọi người.
Tiếng thiêng ở Nam Giao, thứ tư bất tử là Phật, là Tiên, mọi nhà kính mến lòng từ, đang buổi non sông ngày xuống, đâu vì phong vội thay đổi thần quyền.
Giữa mùa thu năm Quý Sửu (1913) niên hiệu Duy Tân.
Tổng Đốc Nam Định quê ở Thanh Oai tên là Đoàn Triển lạy viết".
Phủ Tiên Hương là công trình thờ tự lớn nhất tại Phủ Dầy hiện nay, là nơi thờ Mẫu được du khách vể thăm quan chiêm bái lớn nhất tại Phủ Dầy, hàng năm có tới hàng triệu người về thăm quan lễ Mẫu và thăm quan ngắm cảnh.Vẻ đẹp nơi đây quả đúng như lời thơ ghi trên bia năm Minh Mệnh thứ 19:
Đẹp nhất xưa nay chính chốn này
Muôn dân nhờ cậy phúc ơn dầy
Mây vùng An Thái luôn bao phủ
Nức tiếng anh linh mọi điều hay.

Tổng đài tư vấn: 1900 0059
Điện thoại: 024 7309 0009 - Hotline: 09 3439 9009