Lăng Khải Định, nét đột phá của kiến trúc truyền thống thời Nguyễn

 

Tọa lạc trên chiền núi Châu Chữ, thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 10km. Lăng Khải Định( Ứng lăng ) có diện tích khiêm tốn hơn so với lăng của các vua tiền nhiệm song lại được xây dựng công phu, tốn kém và mất nhiều thời gian nhất, là một kiệt tác nghệ thuật vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Lang-Khai-Đin-Hue

Bước vào Lăng Khải Định, du khách như lạc vào một lâu đài cổ của châu Âu, công trình là sự kết hợp của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... Đó là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông  - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của vua Khải Định.

Vị trí đắc địa

Mặc dù tiếp nhận phong cách kiến trúc mỹ thuật mới mẻ đến từ phương Tây nhưng vua Khải Định vẫn giữ gìn và tuân thủ truyền thống, ứng dụng dịch lý và phong thủy vào việc xây lăng cho mình, như các đời vua trước. Nơi được chọnđể xây dựng lăng là núi Châu Chữ nằm về phía tây bắc của huyện Hương Thủy, có một con suối kề cận từ phía nam chảy về, đó là suối Châu Ê. Núi không cao lắm song nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, có dòng nước uốn mình qua chân núi, có các dãy đồi nhấp nhô xa xa dưới tầm nhìn và một rừng cây xanh bao bọc.Như vậy, vị trí này hội tụđủ cácyếu tố nước (thủy) và núi (sơn) kết hợp cùng các chi tiết cát tường về mặt phong thủy, nơi này được ví như là “sinh ra để làm chốn ngả lưng cho một linh hồn quyền quý”.

Kiến trúc độcđáo

Khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước vàngười chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong Lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn nhất Việt Nam, được vẽ trên ba tầng nhà của cung Thiên Định.

Du khách sẽ ít thấy các vật liệu truyền thống của dân tộc như gỗ, đá, gạch, vôi mà thay vào đó là những công trình làm bằng sắt, thép, xi măng, sứ, thủy tinh, những viên gạch caro ngói... những vật liêu do vua cử người sang nước ngoài mua về.

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp, nét đặc sắc của lăng và giá trị nghệ thuật nhất là cung Thiên Định, nơi chôn cất thi hài của Vua Khải Định. Cung điệnđược xây dựng công phu và tinh xảo, toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinhđem từ Trung Quốc và Nhật Bản về. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây.

Trong cung Thiên Định có hai bức tượng Vua Khải Định. Một bức đúc tại Việt Nam vua mặc đồ binh sĩ Pháp, một bức vua mặc long bào đúc tại Pháp. Bức tượng Vua Khải Định. Tượng vua được đúc bằng đồng do hai nghệ nhân người Pháp thực hiện và đưa về Việt Nam bằng tàu thủy để nghệ nhân Huế dát vàng mười. Muốn dát vàng phải trải qua 42 công đoạn. Bức tượng được hoàn thành vào năm 1920, tỉ lệ 1/1.

Ben-trong-lang-khai-đinh

Thông thường các tour du lịch Huế thường xếp điểm đến Lăng Khải Địnhtham quan trước hoặc sau Lăng Tự Đức để du khách có dịp nhận biết rất nhiều điều thú vị mang chút đối lập trong vẻ đẹp của hai công trình này. So với Lăng Tự Đức là vẻ đẹp nho nhã, đậm nét trầm và phảng phất hồn thi sỹ lãng mạn của Vua Tự Đức thìLăng Khải Định lạimang chút ngông nghênh trong phong cách kiến trúc và bố cục thể hiện tính cách ngạo nghễ của Vua Khải Định. Cho đến nay, Lăng Khải Định vẫn còn vô số câu hỏi bí ẩn với các nhà nghiên cứu khoa học chưa có lời giải đáp. Đến thăm quan Lăng Khải Định, du khách không chỉtrầm trồ trước các công trình kiến trúc độc đáo mà còn được tìm hiểu thêm các câu chuyện thú vị về vị vua đời thứ 12 của triều Nguyễn này.

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: