Du lịch Chùa Hương - Tham quan Động Hương Tích

445.000₫ Mã tour:

Thời gian: 1 Ngày

Phương định: Xe du lịch đời mới

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu

“…Đã suối Giải Oan, chùa Phật tích,
Lại am Phật Tích, động Hinh Bồng,
Thiên Trù đãi khách cơm chay tịnh,
Dáng phật trong hồn những tiếng chuông

Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nằm trong khu di tích Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 60 km. Lễ hội chùa Hương kéo dài từ 6/1 đến 15/3 âm lịch, Đây là lễ hội dài nhất Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng chuc vạn khách về đây du xuân…

 

Du lịch chùa Hương

Chùa Hương nằm trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 60km. Thật ra chùa Hương không phải là một ngôi chùa mà là một hệ thống chùa chiền, đền thờ và hang động nằm trong khu vực có những ngọn núi đá vôi và rừng nhiệt đới, diện tích tất cả khoảng chừng 6km2. Theo truyền thuyết, vùng núi có hang động này được tìm thấy cách đây hơn hai nghìn năm và đã được đặt tên Hương Sơn - lấy tên một ngọn núi ở phía Bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaya (Ấn Độ), nơi đức Phật đã ngồi tu khổ hạnh suốt 6 năm ròng rã. Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã có am thờ Phật dựng trên mảnh dất chùa Thiên Trù. Theo sách Hương Sơn Thiên Trù thiên phú thì chùa Hương được xây dựng từ đời Lê Huy Tông niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705). Bia tại chùa Thiên Trù có ghi rằng việc xây dựng nền đất, bậc đá và tôn tạo Kim Dung bảo điện của chùa được thực hiện vào năm 1686 ; còn pho tượng chính trong chùa - tượng Bồ-tát Quan Âm - xưa kia vốn bằng đồng được đúc năm 1767. Hàng năm, hội chùa Hương mở từ ngày mồng sáu tháng giêng đến rằm tháng ba âm lịch , trải dài trên ba tuyến chính: tuyến động Hương Tích, tuyến chùa Tuyết và tuyến chùa Long Vân. Trên thực tế, suốt trong tháng giêng và tháng hai, cảnh chùa luôn luôn đông vui tấp nập và khách thập phương chủ yếu vãn cảnh chùa theo tuyến động Hương Tích

 

Chương trình chi tiết  Du lịch Chùa Hương

Thời gian: 1 Ngày

Phương định: Xe du lịch đời mới

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu


05h00 Xe và hướng dẫn viên HanoTours đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi du lịch chùa Hương. Trên đường đi nghỉ ngơi, tự túc ăn sáng.

07h00 Đến Bến Đục, Quý khách xuống thuyền thăm quan và thắp hương tại đền Trình, nơi thờ thành Hiển Quang – một vị tướng của Hùng Vương thứ XVI, người có công bảo vệ dân làng trước thiên tai, địch họa và thú dữ.

Đền Trình, tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ tên dân gian thường gọi là Đền Trình, một di tích lịch sử văn hoá trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Theo thuyết phong thuỷ, dãy núi Ngũ nhạc có hình thế một con rồng lớn, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thuỷ, sinh khí trường tồn, từ xa xưa dân thôn đã dựng ở đầu dãy núi một ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần Tướng đã góp công đánh giặc Ân phò Vua Hùng Huy Vương thứ VI... Trong cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp, Đền bị giặc Pháp đốt phá tháng 2 năm 1947 tiếp đến những năm 1951 -1953 giặc tạm chiếm dóng bốt tại làng Yến Vỹ, Đền Trình lại là mục tiêu bắn phá, cảnh quan sơ xác tiêu điều. Hoà bình lập lại với sự đóng góp nhân duyên của du khách thập phương cùng nhân dân thôn Yến Vỹ Đền Trình từng bứoc được tu sửa lại. Năm 1962 Đền được bộ văn hoá thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Từ năm 1992 đến 1997 Đền Trình được xây dựng lại như ngày nay theo kiểu chữ “Tam“ (hậu cung – đại bái – tiền đường) theo nghệ thuật kiến trúc thời Lê ở Việt Nam. Các bức cốn đầu dư đựơc nghệ nhân đục trạm tứ linh tứ quí rất tinh xảo; bên ngoài các góc đao cách điệu rồng quài lá lật. Ngoài sân Đền có tượng võ sĩ, voi chầu bằng đá tạo nên vẻ tôn nghiêm phảng phất chốn cung đình

 

Đền Trình

08h00 Tiếp tục chương trình du lịch Chùa Hương, Quý khách xuống thuyền xuôi dòng suối Yến vào thăm chùa Thiên Trù, địa danh mà xưa kia trên đường đi kinh lý, vua Lê Thánh Tông đã dừng chân nghỉ lại… Quý khách thắp hương và thăm quan khu di tích. Quý khách nghỉ ngơi ăn trưa tại nhà hàng.

Chùa Thiên Trù hay chùa Ngoài nằm gần bến Trò trên dòng suối Yến, được ngài Trần Đạo Viên Quang chân nhân dựng vào năm 1686 và được trùng tu, phát triển thành ngôi đại già lam ở các thế kỷ kế tiếp. Bom đạn chiến tranh đã phá hỏng ngôi chùa vào các năm 1947, 1948 và 1950. Di tích xưa nay chỉ còn lại tháp Thiên Thủy, tháp Viên Công – một công trình nghệ thuật đất nung thế kỷ XVII và bia đá. Năm 1985, chùa đã xây gác chuông 8 mái ở sân Thiên Trù. Từ năm 1989, Thượng tọa Thích Viên Thành cùng Ban xây dựng chùa Hương đã thực hiện công việc quy hoạch và tôn tạo toàn vùng, xây dựng chùa Thiên Trù ngày nay trên nền móng chùa cũ. Thượng tọa viên tịch năm 2002, vị trụ trì đời thứ 11 của Sơn môn Hương Tích được nhập bảo tháp Chân Tịnh, một tháp đá xanh cấu trúc ba tầng mái cao 8,5m, được chế tác từ 53 phiến đá ở núi Nhồi, Thanh Hóa do một nhóm nghệ nhân ở Hoa Lư, Ninh Bình thực hiện năm 2003.

13h00 Quý khách tiếp tục hành trình lên thăm chùa Giải Oan, vào thăm động Hương Tích -  nơi đây được chúa Trịnh Tạc đề tặng dòng chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động” – động đẹp nhất trời Nam. (Quý khách có thể sử dụng cáp treo thăm động Hương Tích, kinh phí tự túc). Quý khách tự do tham quan mua sắm quà lưu niệm, các đặc sản của chùa Hương như mơ rừng, rau sắng…

Trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích khoảng 1200 mét, thì đến suối Giải Oan. Từ đây nhìn lên phía bên trái là chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30 mét. Trong chùa Giải Oan có một giếng nước nhỏ, gọi là giếng Thiên Nhiên Thanh Trì, nước trong mát. Hai bên chùa có hai động nhỏ, động Thuyết Kinh bên phải, am Phật Tích bên trái. Chùa Giải Oan gắn với chuyện Phật Bà Quan Thế Âm thờ trong động Hương Tích: "...Sau khi được thần núi cứu từ pháp trường về Chùa Hương, tại đây Bà Chúa Ba tắm rửa sạch bụi trần, trút bỏ hết nỗi oan khiên, rồi được đức Phật Tổ Như Lai chỉ vào động Hương Tích tu hành… chín năm thành chính quả…”. Chùa Giải Oan do Hòa thượng Thông Dụng xây dựng nên vào thập niên thứ hai của thế kỷ XIX. Chùa làm một mái dựa lưng vào vách núi, một mái lợp bằng gỗ lim, đến năm Đinh Mão (1927) Sư Tổ Thamh Tích xây dựng lại theo kiểu cổ diêm, chất liệu bằng xi măng cốt thép, mái đắp ngói ống, các góc đao đắp rồng như hiện nay...

 

Đền Thiên Trù

Đền Thiên Trù

15h30 Quý khách xuống thuyền ra bến Đục.

16h00 Lên xe khởi hành về Hà Nội.

18h00 Về đến Hà Nội, chia tay kết thúc chuyến du lịch Chùa Hương - Động Hương Tích.

Dịch vụ bao gồm

  • Xe ô tô điều hòa đời mới đưa đón theo chương trình thăm quan;
  • Ăn 01 bữa trưa: 130.000 đồng/suất;
  • Vé thắng cảnh tại điểm tham quan (vào cửa thứ nhất);
  • Hướng dẫn viên kinh nghiệm suốt chương trình;
  • Bảo hiểm du lịch (mức bồi thường tối đa  50.000.000 đồng / khách);
  • Nước uống, khăn lạnh trên phương tiện vận chuyển: 01 chai + 01 khăn lạnh/ ngày;
  • Mũ Du lịch kỷ niệm chuyến đi;

Dịch vụ không bao gồm

  • Phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ tập tập thể;
  • Các chi phí cá nhân như: đồ uống, giặt là, điện thoại…;
  • Cáp treo các tuyến trong hành trình;
  • Hương hoa viếng tại các điểm tham quan;
  • Tiền bồi dưỡng cho hướng dẫn viên và lái xe.
  • Thuế GTGT: 10 % (VAT);

Quy định đối với trẻ em

  • Trẻ em dưới 5 tuổi:  Miễn phí (không sử dụng dịch vụ trong phần “Bao gồm” ngoài Bảo hiểm du lịch)
  • Trẻ em từ 5 đến dưới 10 tuổi: 50% giá người lớn;
  • Trẻ em từ 10 tuổi trở lên: 100 % giá người lớn.

Ghi chú

  • Để đảm bảo dịch vụ tốt, Quý khách nên thông báo sớm về ngày đi cụ thể;
  • Quý khách cung cấp danh sách chính xác có đầy đủ ngày/tháng/năm sinh trước ngày khởi hành để Hano Tours sắp xếp dịch vụ và mua bảo hiểm (danh sách yêu cầu có chữ ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc trưởng đoàn và có đóng dấu nếu là cơ quan doanh nghiệp);
  • Giá trên chỉ áp dụng cho khách hàng mang quốc tịch Việt Nam;
  • Quý khách tự quản lý tiền bạc, hành lý, tư trang cá nhân khi đi du lịch.

Thông tin du lịch Chùa Hương

Chùa Hương nằm trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 60km. Thật ra chùa Hương không phải là một ngôi chùa mà là một hệ thống chùa chiền, đền thờ và hang động nằm trong khu vực có những ngọn núi đá vôi và rừng nhiệt đới, diện tích tất cả khoảng chừng 6km2.

Ngày trước có một người con gái mùa xuân theo cha mẹ đi trẩy hội chùa Hương đã phải lòng một chàng trai tài hoa phong nhã. Tâm tình của cô gái ấy với những lời lẽ e ấp vụng dại đã được nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp ghi lại qua một thiên ký sự bằng thể thơ năm chữ nổi tiếng trên đất Việt hơn nửa thế kỷ qua. Ngày nay cảnh vật Hương Sơn có khác đi ít nhiều, nhưng hành trình đến chùa Hương vẫn là một cuộc hành trình trở về thiên nhiên và cội nguồn. Chúng ta hãy lần theo dấu chân cô gái ngày trước mà tìm đến với "Nam thiên đệ nhất động" (Động đẹp nhất trời Nam).

Chùa Hương nằm trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 60km. Thật ra chùa Hương không phải là một ngôi chùa mà là một hệ thống chùa chiền, đền thờ và hang động nằm trong khu vực có những ngọn núi đá vôi và rừng nhiệt đới, diện tích tất cả khoảng chừng 6km2.

Theo truyền thuyết, vùng núi có hang động này được tìm thấy cách đây hơn hai nghìn năm và đã được đặt tên Hương Sơn - lấy tên một ngọn núi ở phía Bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaya (Ấn Độ), nơi đức Phật đã ngồi tu khổ hạnh suốt 6 năm ròng rã. Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã có am thờ Phật dựng trên mảnh dất chùa Thiên Trù. Theo sách Hương Sơn Thiên Trù thiên phú thì chùa Hương được xây dựng từ đời Lê Huy Tông niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705). Bia tại chùa Thiên Trù có ghi rằng việc xây dựng nền đất, bậc đá và tôn tạo Kim Dung bảo điện của chùa được thực hiện vào năm 1686 ; còn pho tượng chính trong chùa - tượng Bồ-tát Quan Âm - xưa kia vốn bằng đồng được đúc năm 1767.

Hàng năm, hội chùa Hương mở từ ngày mồng sáu tháng giêng đến rằm tháng ba âm lịch , trải dài trên ba tuyến chính: tuyến động Hương Tích, tuyến chùa Tuyết và tuyến chùa Long Vân. Trên thực tế, suốt trong tháng giêng và tháng hai, cảnh chùa luôn luôn đông vui tấp nập và khách thập phương chủ yếu vãn cảnh chùa theo tuyến động Hương Tích.

Từ Hà Nội, đi xe vào thị xã Hà Đông, lên thị trấn Vân Đình, qua gần 20km nữa là tới Bến Đục, nằm bên bờ sông Đáy. Đây là cửa ngõ vào khu danh lam thắng cảnh, thuyền đò chen chúc. Từ Bến Đục, khách đi bộ gần 1km sẽ đến bến đò để lên thuyền xuôi theo một dòng suối có tên là Yến Vĩ (đuôi con chim én).

Thuyền đi, Bến Đục qua.
Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn thùng em không nói :
Nam mô A-di đà!

Thuyền đưa du khách lướt bên những ngọn núi đá nên thơ như núi Voi, núi Rồng ? cùng với nhịp cầu ở phía xa gợi lên khung cảnh non Tiên nước Phật:

Réo rắt suối đưa quanh
Ven bờ, ngọn núi xanh
Dịp cầu xanh nho nhỏ
Cảnh đẹp gần như tranh.

Đến đền Trình, thuyền ghé vào để du khách "trình diện" với sơn thần sở tại trước khi đặt chân lên cõi Phật. Đền nằm dưới chân một quả núi dựng lên năm ngọn nên được đặt tên là Ngũ Nhạc. Đền còn có tên Quan Lớn, thờ một bộ tướng của vua Hùng.

Rời đền Trình, du khách tiếp tục cuộc hành trình bằng đường thủy ngắm cảnh hai bên dòng suối:

Sau núi Oản, Gà, Xôi
Bao nhiêu là khỉ ngồi
Tới núi con Voi phục
Có đủ cả đầu đuôi.

Thuyền dừng ở Bến Trò cho du khách bước lên khu vực chùa Thiên Trù (Bếp Trời), tức là chùa Ngoài. Ngày xưa, chùa được xây khuất trong bốn vách núi, có đến vài chục gian, nhưng đã bị tàn phá trong chiến tranh. Nam Thiên môn được xây dựng dưới triều vua Gia Long (năm 1809) cũng bị phá hủy. Một kiến trúc cổ còn lại là Viên Công bảo tháp được xây dựng từ thế kỷ XVII, nơi đặt xá lợi Thiền sư Viên Quang, người có công trùng tu chùa Hương sau nhiền năm hoang phế. Nhìn từ xa, tháp như cây bút hồng ngọn vút cao lên trời. Ở đây còn có Thiên Thủy tháp là một mỏm đá mọc ngược thành một cây tháp thiên tạo, nước mưa trên núi theo tháp chảy xuống. Năm 1986, chùa Thiên Trù đã được phục dựng lại gác chuông và đến năm 1989 thì xây xong nhà Tam bảo hai tầng theo kiểu chữ "Đinh". Đầu năm 1994, chùa đã xây dựng lại Nam Thiên môn (cửa trời Nam) theo nguyên mẫu.

Từ khu vực chùa Ngoài, du khách l;ần theo con đường dốc trên các sườn núi đá để ghé thăm chùa Tiên Sơn xây trong động giữa lòng một quả núi, có bốn pho tượng quí bằng hồng thạch. Tiếp đó là chùa Giải Oan, nơi có giếng nước trong vắt gọi là "Thiên nhiên thanh trì" hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Cách đó không bao xa, du khách bước chân đến núi Chấn Song để thăm viếng cửa Võng.

Đích xa nhất mà du khách vãn cảnh chùa muốn đạt đến là động Hương Tích nằm sâu ở phía trong. Du khách bước qua một cổng lớn ở phía trên, rồi theo những bậc đá rộng đi xuống động. Cửa động trông như hàm rồng, phía trong có năm chữ Hán "Nam Thiên đệ nhất động", tạc vào đá, tương truyền là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc vào năm 1770. Hai hàng cây cổ thụ tầng cao bóng cả chen cành kết lá phủ lên cửa động. Ánh nắng lọt qua lá cây tạo nên một thứ ánh sáng mờ ảo trải trên các bậc đá, cộng với khói hương từ lòng động bay lên tạo thành một không gian huyền diệu như lời ca trong bài hát Chùa Hương của Nhạc sĩ Hoàng Quý: "Chùa Hương khói trầm ngút bay những khi nắng tàn, phút giây chìm đắm trong mơ màng".
Vào trong động, du khách chiêm ngưỡng tượng Bà Chúa Ba (Bồ-tát Quan Thế Âm) cùng nhiều tượng Phật, Bồ-tát,? Trên vách động thạch nhũ rũ xuống muôn hình muôn vẻ, màu sắc biến ảo: hình Đụn Gạo, Đụn Tiền, Cây Vàng, Cây Bạc, Buồng Tằm, Nong Kén, Hòn Cậu, Hòn Cô,? Trên trần động thạch nhũ còn nhô ra thành hình chín đầu rồng sinh động gọi là tòa Cửu Long. Ngắm nhìn những dáng hình kỳ tú đó của thiên nhiên, cô gái trong thơ Nguyễn Nhược Pháp đã thốt lên:

Ôi! Chùa Trong đây rồi!
Động thắm bóng xanh ngời
Gấm thêu trần thạch nhũ
Ngọc nhốm hương trần rơi.

Còn nhà thơ Chu Mạnh Trinh ở thế kỷ trước thì cảm tác thành bài Thú Hương Sơn nổi tiếng:

Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
"Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải!
Nhác trông lên ai khéo họa hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây?

Như trên đã nói, ngoài động Hương Tích, du khách còn có thể rẽ qua rừng mơ thăm chùa Hinh Bồng, theo suối Tuyết vào đền Mẫu Hạ rồi đến núi Thuyền Rồng, núi Con Phượng, hòn Đầu Sư Tử, vách đá Kỳ Sơn Tú Thủy và sau đó đến bến Tuyết Sơn vào chùa Bảo Đài. Leo núi đến Bạch Tuyết môn, vào điện Cô, du khách tới thăm chùa Tuyết Sơn còn có tên là Ngọc Long động. Nơi đây, vào năm 1770, Trịnh Sâm có làm bài thơ Đăng Tuyết sơn hữu hứng.

Ở hướng khác, một nhánh của dòng suối Yến đưa du khách qua núi Ông Sư Bà Vãi, lên thuyền vào thăm chùa Long Vân, leo núi thăm chùa Cây Khế, và hang Sũng Sàm, một di chỉ khảo cổ ghi dấu tích người xưa.

Giã từ cảnh đẹp Hương Sơn, du khách có thể mang về làm kỷ vật một gậy trúc đã chống trên đường hành hương, vài mảnh gốc mơ già để pha nước uống, những quả mơ dày cùi nhỏ hạt và mấy mớ rau đắng nấu canh hương vị thơm ngon. Nhưng cái quí nhất mà người đi chùa Hương có được là một tâm hồn như đã tẩy sạch bụi trần, lâng lâng một niềm vui thoát tục với những ấn tượng không phai mờ bề một chốn Thiên Thai ngay trên trần gian như ca dao đã miêu tả:

Một vùng non nước bao la
Rằng đây Lạc quốc hay là Đào nguyên
Hương Sơn là chốn non tiên
Bồng lai mà thấy ở miền trần gian.

Tổng đài tư vấn: 1900 0059
Điện thoại: 024 7309 0009 - Hotline: 09 3439 9009