Bồ đề Đạo Tràng được xem là khu Thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ. Nơi đây, luôn được sự quan tâm với lòng kính trọng đặc biệt của Phật tử và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô Bodhgaya, cách thành phố Gaya khoảng 7 km về phía Nam thuộc bang Bihar – Cộng hòa Ấn Độ. Hiện nay, khu Bồ Đề Đạo Tràng có diện tích khoảng 3 hecta đất, bao gồm nhiều thánh tích quan trọng như tháp Đại Giác, cội Bồ Đề, Bảo Toà Kim Cang, bảy nơi đức Phật ngự sau khi thành đạo, quần thể tháp cổ..... Và dường như Bồ Đề Đạo Tràng khu là thánh tích còn nguyên vẹn nhất so với tất cả những thánh tích khác liên quan đến Phật giáo trên đất nước Ấn Độ. Một điều kỳ diệu đối với bất cứ ai được một lần dừng chân nơi đây, hoặc lễ bái, hoặc tụng kinh hoặc kinh hành, hoặc khởi lòng đối với đức Phật chúng ta đều có chung một cảm giác an lành, một niềm hoan hỷ trào dâng, đó chính là sự gia trì của đức Phật cho hàng đệ tử của Ngài hay bất cứ những ai có một chút nghĩ tưởng đến ân đức của Phật.
Ngày 1: Hà Nội (TP HCM) – Bodhgaya – Bồ Đề Đạo tràng
7h30 HDV và xe đón đoàn ra sân bay làm thủ tục đáp chuyến bay VJ 5968, khởi hành lúc 11h00 đi Gaya (Ấn Độ). Sau 3 giờ bay Quý khách đã có mặt tại sân bay quốc tế Gaya, cách Bồ Đề Đạo tràng 30km. Xe và Phật tử Ấn Độ đón và đưa Đoàn về Bồ Đề Đạo tràng. Đoàn nhận phòng nghỉ ngơi.
Ngày 2: Bồ Đề Đạo tràng (Ăn: Sáng, Trưa, Tối)
Xe đưa đoàn đến Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). Đây là một khu đất rộng 11km vuông. Vào năm 637, khi ngài Huyền Trang từ Trung Hoa đến đây, đã tán thán: “Khắp nơi đầy các kiến trúc đủ loại: chùa, tháp, tượng… do các vua chúa, đại thần, các nhân vật quan trọng đã thọ nhận giáo pháp của Đức Phật xây dựng lên để tưởng nhớ Ngài”.
Tâm điểm thu hút khách hành hương ở Bồ Đề Đạo tràng chính là Tháp Đại Giác, mà người dân địa phương gọi là Chùa Chính (Mahabodhi Temple). Tháp vẫn còn giữ được nguyên gốc kể từ khi vua A - dục cho xây cất, dù đã nhiều lần được trùng tu. Tháp hình bốn mặt, càng lên cao càng nhỏ lại cho đến khi đạt đến độ cao 60m là đỉnh tháp.
Lễ bái tại chánh điện, trước tượng Đức Bổn Sư y vàng sáng chói.
Lễ bái tại cội bồ - đề Thánh thọ. Khi Đức Phật từ bỏ lối tu khổ hạnh, Ngài nhận bát cháo sữa của nàng Sujata, con của vị trưởng làng, rồi nhận bó cỏ của người cắt cỏ tên Sotthiya làm tọa cụ, đến ngồi thiền định dưới cội cây Assattha này, chiến thắng ma quân và đạt Chánh Đẳng Giác. Cội cây hiện nay hẳn là hàng cháu chắt của cội cây cách đây 25 thế kỷ nhưng địa điểm thì đúng với vị trí của cây chánh, được các nhà nghiên cứu đồng ý khẳng định. Cây cao gần 30m, một nhánh lớn chĩa ra phía sau và một nhánh khác chạm vào mé tháp.
Kim Cang Tòa – được xây dựng bằng đá phủ tấm lụa đỏ, đánh dấu nơi Đức Phật đã ngồi thiền định và thành Đạo. Nằm giữa cội cây Bồ Đề rợp bóng mát và tháp Giác Ngộ. Bên tòa Kim Cang, đoàn làm lễ Phật.
Đoàn đi khắp Thánh tích để chiêm bái, đâu đâu cũng đều trang nghiêm đẹp đẽ, nhuốm đầy đạo vị.
Sau đó, từng người trong đoàn tưới một ít nước vào gốc cây Thánh thọ để tỏ lòng tôn quý Thánh thọ mà Đức Từ phụ đã ngồi dưới gốc mà thành bậc Chánh Đẳng Giác.
Ngày 3: Linh thứu sơn – Nalanda – Tịnh xá Trúc Lâm (Ăn: Sáng, Trưa, Tối)
Đoàn rời Bồ Đề Đạo tràng đi núi Linh Thứu (50 km), nơi Đức Phật, ngài Xá-lợi-phất, ngài A-nan và nhiều vị Tôn giả khác trú một thời gian khá lâu,nơi vua Tần-bà- sa-la thường đến tham bái Đức Phật, nơi Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bộ kinh quan trọng.
Đoàn theo các tầng cấp xuôi dần lên núi, ghé chiêm bái hang động của ngài A-nan, rồi của ngài Xá-lợi-phất, rồi sau đó lên thẳng tới đỉnh núi. Từ trên đỉnh núi LinhThứu, có thể nhìn quanh hết cả khu rộng, ngày xưa là thành Vương Xá sầm uất. Tại đây, hiện chỉ còn ba dãy chân tường gạch vây quanh một bệ đá, nơi xưa kia Đức Phật thường nằm nghỉ. Thành viên trong đoàn tùy duyên đặt hương hoa, tụng một thời kinh ngắn. Và tất cả cùng im lặng tưởng nhớ đến Thế Tôn.
Bên cạnh núi Linh Thứu, cũng ở trên một đỉnh cao là ngôi chùa Nhật Bản với ngôi tháp tròn đỉnh nhọn màu trắng nổi bật trên trời xanh. Các thành viên của đoàn cũng đến thăm chùa vì đây là một kiến trúc khá hùng vĩ, làm tôn nghiêm thêm cho Thánh địa này.
Sau bữa cơm trưa ở chân núi Linh Thứu, đoàn lên xe ghé thăm tịnh xá Vườn Xoài, rồi đến thẳng tịnh xá Trúc Lâm. Tịnh xá Trúc Lâm được vua Tần-bà-sa-la dâng cúng cho Đức Phật và đoàn Tỳ-kheo của Ngài vào năm thứ nhất khi Ngài thành đạo. Cả một kiến trúc đồ sộ, trải theo thời gian nay chỉ còn lại một vùng gần như hoang vắng với những khóm tre rải rác phía trước và một hồ nước hình chữ nhật.
Đoàn lại ghé thăm cổ viện Nalanda, một di tích lớn của Phật giáo. Vào thế kỷ thứ 5, ngài Long Thọ làm Viện trưởng ở đây và cả hàng chục ngàn Tỳ-kheo thọ học. Đến thế kỷ thứ 7, ngài Huyền Trang cũng đã đến tu học và bấy giờ sinh hoạt vẫn còn phồn thịnh. Hiện nay, tháp thờ ngài Xá-lợi-phất tuy bị tàn tạ nhưng vẫn còn sừng sững trang nghiêm; các di tích Tăng phòng,nhà kho, tường thành chỉ còn là những nền gạch nhưng khách tham quan vẫn tưởng tượng ra được sự vĩ đại của ngôi cổ viện này.Lên đường trở về lại Bồ Đề Đạo tràng.
Ngày 4: Khổ hạnh lâm – Sông ni liên thiền (Ăn: Sáng, Trưa, Tối)
Đoàn lên xe đi thăm Khổ Hạnh Lâm. Xe qua cầu, vượt sông Ni-liên-thuyền, con sông mà Đức Phật đã tắm khi Ngài quyết định từ bỏ lối tu khổ hạnh để rồi chứng ngộ dưới cội bồ-đề.Sông chỉ còn đôi chút nước tại các rãnh do dân địa phương đào để có nước tạm dùng.
Đến dưới chân núi Khổ Hạnh có một ngôi trường nhỏ đang được xây cất. Các học sinh đang học tạm dưới tàng cây. Đoàn tùy duyên hỗ trợ tịnh tài để tặng các thầy giáo và các em nhỏ.Sau đó đoàn đi bộ lên núi, vào chiêm bái hang Khổ Hạnh.
Sau bữa cơm trưa ở chân núi Khổ Hạnh, Đoàn viếng thăm Làng Sujata (Sujatakuti), đánh lễ đền thờ Mục nữ dâng sữa Sujata và tháp kỷ niệm được xây dựng trên nền nhà của Mục nữ dâng sữa xưa kia – người đã cúng dường bát cháo sữa cho Đức Phật khi ngài bị kiệt sức bên dòng Ni Liên Thiền.
Đoàn dành thời gian tản bộ bên dòng sông Ni Liên Thiền (Niranjana), tại nơi này Ngài nhận bát cháo sữa do nàng Sujata cúng dường và nhận thêm bó cỏ cát tường làm gối ngồi thiền từ một nông dân trong vùng, trước khi Ngài đi về cội Bồ Đề bắt đầu thiền định
Lên đường trở về lại Bồ Đề Đạo tràng.
Ngày 5: Viếng các chùa quốc tế (Ăn: Sáng, Trưa, Tối)
Bồ Đề Đạo tràng ngày nay thường được ví von là một ”Liên Hiệp Quốc Phật tự” vì tập trung rất nhiều ngôi chùa của các quốc gia và lãnh thổ.
Trọn ngày, Đoàn viếng thăm các chùa lân cận của các nước bạn xây cất quanh Bồ-đề Đạo tràng. Đó là các chùa Miến Điện, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Bhutan, Sri Lanka, Ấn Độ, và Trung Hoa. Tùy vào nhân duyên, thành viên trong đoàn được gặp gỡ thân mật và thắm thiết đạo tình với các vị trụ trì đại diện các chùa.
Các công trình tiêu biểu như:
- Người Nhật xây dựng tại đây một tượng Phật bằng đá trắng cao hơn 20 mét có tên là Đại Phật (The Great Buddha Statue) với kinh phí lên đến cả triệu USD, hai bên là hai dãy tượng mười vị đại đệ tử của Đức Phật có kích thước cao bằng người thật.
- Phật giáo Tây Tạng có nhiều trường phái khác nhau và ngôi chùa tại Bodh Gaya thuộc phái Kagyupa, mà theo lời kể của nhiều người thì đây là công trình cúng đường của một ông vua dầu hỏa Trung Đông bỏ ra gần 2 triệu USD xây dựng để tạ ơn vị sư Tây Tạng đã chữa căng bệnh nan y cho mình.
- Hoàng gia Thái Lan thì xây dựng ngôi chùa đồ sộ vào năm 1957 với mái cong vút được mạ vàng óng ánh rất công phu đến từng chi tiết. Chùa Trung Quốc thì có ba tượng Phật ngồi kích cỡ lớn cùng với hình ảnh Vạn Phật khắc trên khắp bốn bức tường.
- Các chùa khác như của Bhutan, Đài Loan, Myanmar, Sri Lanka… mỗi ngôi đều mang một vẻ độc đáo riêng với lối kiến trúc đặc thù theo truyền thống Phật giáo của từng nước. Riêng chùa Việt Nam tại đây có tên ”Việt Nam Phật Quốc Tự” do thầy Huyền Diệu – được khá nhiều Phật tử trong nước biết đến với biệt danh khiêm xưng Người làm vườn kiêm quét chùa – xây dựng và trụ trì.
Ngày 6: Bồ Đề Đạo Tràng - Gây - Hà Nội (HCM)
Hoàn thành ước nguyện một lần hành hương đến đất Phật, Quý khách nghỉ ngơi hoặc mua sắm quà lưu niệm trước khi xe đón đoàn ra sân bay quốc tế Gaya, đáp chuyến bay về Hà Nội (HCM). Về đến sân bay Nội Bài (TSN), xe đón đoàn về lại điểm hẹn ban đầu. Chia tay, kết thúc chương trình và ước mong được phục vụ Quý khách trong những hành trình khác.
Giá tour và các chính sách
Giá tour bao gồm
- Vé máy bay khứ hồi, Visa nhập cảnh tại ấn Độ
- Chi phí khách sạn/Chùa. Phòng 3-5 người, ngủ giường riêng
- Các bữa ăn chay xuyên suốt chương trình, trưởng Đoàn đi chợ nấu ăn, thức ăn buổi trưa được chuẩn bị từ sáng để mang theo rồi thuê mặt bằng tại quán ăn địa phương để dùng bữa trưa (Quý Phật Tử tùy hỷ phụ Đoàn)
- Hướng dẫn viên tiếng Việt suốt tuyến
- Bảo hiểm du lịch quốc tế AIG, Nón du lịch, 2 chai nước/ngà
- Chi phí tham quan theo chương trình
Giá không bao gồm
- Chi phí cá nhân cho các dịch vụ: điện thoại, giặt ủi, mua sắm….
- Hành lý quá cước theo quy định 07 kg xách tay và ký gởi theo từng chặng bay theo thời điểm
- Nếu yêu cầu phòng đơn Quý Phật tử vui lòng gởi thêm tiền phụ thu cho Chùa hoặc khách sạn
Lưu ý
- Đặt cọc trước 10 triệu và Passport gốc, 04 hình (04*06 )khi đến đăng ký đi hành hương. Nộp tiền đủ chậm nhất 7 ngày khởi hành. Ghế từ 01 – 08 ưu tiên cho Quý Thầy và người trên 70 tuổi.
- Việt kiều tự túc làm visa tại cửa khẩu khi nhập cảnh về Việt Nam và lệ phí xét thị thực cho người mang quốc tịch nước ngoài khi xin Vía Ấn Độ
- Trường hợp Quý vị không được xuất cảnh và nhập cảnh vì lý do cá nhân. Đoàn không thể hoàn lại tiền tour. Lịch trình có thể linh động thay đổi ngày khởi hành từ 1 đến 7 ngày. Nếu thay đổi này làm Qúy vị không đi được Đoàn sẽ hoàn lại tiền hoặc giảm ưu đãi nếu đi chuyến sau
- Đoàn khởi hành tối thiểu 20 người, nếu không đủ người chương trình sẽ dời lại tháng sau. Đoàn sẽ thông báo đến Quý vị trước 10 ngày.
- Mỗi ngày Quý vị đóng góp 3 usd để bồi dưỡng cho những người phục vụ Đoàn