Khám phá lễ Tết nhảy khi đi du lịch Sapa
Du lịch Sapa giờ đây không còn quá xa lạ với mọi người. Sapa là một điểm du lịch không chỉ hấp dẫn khách du lịch bởi nét đẹp hùng vĩ, hoang sơ, bình dị vốn có mà còn là điểm hấp dẫn khách du lịch bởi văn hóa truyền thống, phong tục tập quán hay những lễ hội đặc sắc chứa bao điều kỳ diệu.
Dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số lễ hội đặc sắc, phổ biến ở Sapa.
Lễ Tết nhảy
Lễ Tết nhảy là lễ hội vô cùng quan trọng ở Sapa, được người Dao đỏ ở bản Tả Van chuẩn bị khá công phu. Trước lễ Tết nhảy, các nam thanh niên thì ôn luyện các điệu nhảy múa còn các thiếu nữ thì lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ, các thành viên còn lại trong họ thì tấp nập giúp trưởng họ chuẩn bị Tết. Bàn thờ tổ tiên "Chụ chông" đặt ở gian giữa hướng về bếp chính, trang trí rất nhiều hoa văn. Cửa bàn thờ thì dán tranh cắt giấy biểu tượng mào gà trống và Tam thanh. Nóc bàn thờ phía trước đỏ rực rỡ của hoa văn "Mặt trời". Hai bên bàn thờ dán câu đối trên giấy hồng điều với nội dung cầu mong "Người yên vật thịnh", "Uống nước nhớ nguồn".
Lễ Tết nhảy có thể tổ chức vào mùng một hoặc mùng hai tết tùy theo từng dòng họ. Đến ngày diễn ra lễ hội thì nam giới phụ lễ tham gia nhảy đồng, những người này còn gọi là "sài cỏ". Nhưng chỉ có một số nam giới mới có khả năng làm được "sài cỏ", những người khác không có khả năng thì phụ bếp và giúp việc.
Trước bàn thờ của tổ tiên, thầy cúng chính "Chói peng pi" trịnh trọng và nghiêm khắc hướng dẫn, điều khiển những người mới tập nhảy lắc và rung toàn thân. "Chói peng pi" nhảy trước còn các "sài cỏ" thì nhảy sau. Họ vừa nhảy vừa đọc bài khấn trình thưa với tổ tiên mục đích ý nghĩa của lễ Tết nhảy này. Thầy cúng rúc tù và, "Chói peng pi" ra giữa sân to, dùng chiếc sừng trâu hướng về bốn phương tám hướng rồi rúc 3 hồi gọi chư thần thượng giới xuống dự lễ.
Sau lễ trình báo với tổ tiên, thầy cúng và các phụ lễ, nhảy 14 điệu nhảy. Điệu nhảy "Plây Thiên Tả Vàng" cúi đầy, hai bàn tay xòe ra và chỉ xuống đất, chào đón các vị thần trên thượng giới về dự lễ nhảy theo điệu cò bay "Pê họ". Điệu nhảy chào bố mẹ đã khuất nhảy một chân, ngòn tay trỏ bên phải luôn chỉ ngược cùng chiều với nhịp nhấc của chân phải. Điệu nhảy nhảy 1 chân, đặt 2 tay lên đùi là điệu nhảy chào sư phụ. Điệu nhảy mời tiên nữ xuống dự khá uyển chuyển, mềm mại, hai cánh tay múa theo cánh hạc bay,... Các điệu nhảy mở đường, xua tà ma, người nhảy phải thể hiện được sự mạnh mẽ và hùng dũng. Khi nhảy bao giờ cũng phải nhảy lò cò một chân.
Lễ Tết nhảy diễn ra từ cuối giờ Thìn cho đến giờ Dậu với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Đây là nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích của dòng họ, công lao của tổ tiên, là nghệ thuật tạo hình với các loại tranh cắt giấy, tranh tượng thờ, điêu khắc tượng gỗ... sinh hoạt tết của người Dao đỏ Tả Van.