Các địa điểm du lịch Sóc Trăng

Tới du lịch miền tây - Sóc Trăng, du khách không thể bỏ qua chợ nổi Ngã Năm, chùa Chén kiểu, chùa Bốn Mặt hay chùa Đất Sét - những công trình nghệ thuật đặc sắc
Chợ nổi Ngã Năm

Đây là địa điểm nhộn nhịp bậc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long mà bất cứ ai đi du lịch miền tây cũng luôn ghé qua. Gọi tên chợ là chợ Ngã Năm vì đây là nơi hội tụ của 5 con kênh lớn: một nhánh chảy về Bạc Liệu, Cà Mau, một nhánh ngược lên sông Hậu, 2 hướng còn lại là Rạch Cái Trầu đổ ra Phú Lộc, Rạch Xẻo Chích chảy tới Vĩnh Quới, nhánh cuối cùng đổ về Trà Bang. Cả năm ngả hợp thành hình ngôi sao giữa vùng đồng đất bằng sông nước.
Chợ họp từ sáng sớm và đông nhất là 4h sáng. Lúc này các ghe thuyền đi lại tấp nập, bày bán đủ các loại nông sản như rau, củ, trái cây.


Chùa Đất Sét

Đây là ngôi chùa cổ trên 200 tuổi, được hình thành từ am tự của dòng họ Ngô ở Sóc Trăng.
Bước vào chánh điện, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên với khu nhà tam giáo cộng đồng Phật, Nho, Lão được chống đỡ bằng 24 cột cây, ốp đất sét. Sự sắp xếp của nghệ nhân trụ trì đã tạo thành tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” trong nội điện, như Phật A Di Đà, Quan Thế  m, Di Lặc, Khổng Tử, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế…
Trong chùa có những cây đèn cầy lớn. Cặp đèn nhỏ có khối lượng 100 kg/chiếc được thắp liên tục 44 năm từ ngày 18/7/1970 (lúc ông Tòng qua đời) nhưng đến nay vẫn còn 1/3 thân đèn chưa cháy hết. Như vậy, 3 cặp đèn loại 200 kg/chiếc, mỗi cặp có thể cháy hơn 100 năm.


Chùa Bốn Mặt

Nằm cách thành phố Sóc Trăng 6km, ngôi chùa Bốn mặt hấp dẫn du khách với quần thể kiến trúc tôn giáo đậm nét truyền thống của người Khmer. Trong chùa cũng còn lưu lại những câu chuyện linh thiêng bí ẩn
Khi tới với các ngôi chùa này, hình ảnh rắn 9 đầu đặt trên lối đi từ cổng vào chùa sẽ ít nhiều khiến du khách lần đầu tới du lịch miền tây cảm thấy kỳ lạ đan xem chút sợ hãi. Đó là rắn Nagar. Theo truyền thuyết của người Khmer thì loài rắn này có công che mưa cho đức Phật khi ngồi thiền. Ngoài ra, rắn Nagar còn là biểu trưng cho sự thịnh vượng, xua đuổi tà khí nên hình ảnh loài rắn này hay xuất hiện trong các công trình kiến trúc văn hóa Khmer, trên cầu thang hay hành lang của mọi nhà

Từ cổng con đi vào trung tâm chùa Bốn Mặt, hai bên là những hàng cây thốt nốt xanh tươi. Du khách tới đây có thể sẽ gặp từng gặp đoàn sư đi khất thực. Đó là hoạt động bình thường của đời sống văn hóa nơi đây


Chùa Chén Kiểu

Chùa Chén Kiểu nằm ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, cạnh quốc lộ 1A . Năm 1815 trụ trì chùa cùng các Phật tử xây dựng khu chính điện, sala và trường học trong khuôn viên của chùa.
Sau khi Hòa thượng Thạch Em mất, Hòa thượng Thạch Ék trở thành trụ trì của chùa và tiếp tục xây dựng những phần dở dang còn lại. Vì trong quá trình xây dựng khan hiếm gạch trang trí nên sư trụ trì đã thu thập bát đĩa vỡ để trang trí. Những họa tiết trở nên sinh động và cực kỳ thú vị, nơi đây cũng trở thành điểm đến không thể thiếu trong mỗi chuyến hành trình du lịch miền tây. Cũng từ đó, tên gọi chùa Chén Kiểu được ra đời.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: