Đặc sản An Giang hấp dẫn nhất

 

Miền đất An Giang để lại nhiều ấn tượng với du khách đi du lịch miền tây bởi những khu rừng chàm xanh mướt, những cánh đồng thốt nốt trải dài và không thể không nhắc tới những món ngon hấp dẫn.

Bánh bò rễ tre

Tên gọi bánh bò rễ tre xuất phát từ chính đặc điểm của chiếc bánh. Khi cắt ngang miếng bánh, trong thân bánh có những ống khí trông như rễ tre. Một chiếc bánh càng có nhiều ống khí như vậy thì bánh càng ngon. Lọa bánh này có nhiều ở vùng Tân Châu với vị béo của nước cốt dừa, ngọt thanh của đường thốt nốt. Thông thường bánh sẽ có màu vàng mật ong, ngoài ra người ta cũng biến tấu với bánh màu trắng sữa, màu xanh lá hay màu hồng cực kỳ hấp dẫn. 

 

Bánh bò rễ tre

Bánh bò rễ tre

Đường thốt nốt

Đến du lịch An Giang, chắc hẳn cảnh tượng ấn tượng nhất với mọi người là những khóm thốt nốt xen lẫn giữa cánh đồng lúa xanh tốt. Người ta không chỉ lấy quả để uống nước mà còn để chế ra loại đường chất lượng. Đường thốt nốt được làm từ mật hoa và nước quả, chưng cất qua nhiều công đoạn. Đường thành phẩm có màu vàng nhẹ, ngọt thanh, không gắt và có mùi thơm nhẹ rất hấp dẫn, cũng vì thế mà chúng luôn được ưa chuộng để nấu chè hoặc pha nước mắm.

 

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt

Cá lóc nướng trui

Nói tới món ăn dân dã miền tây chắc hẳn ai cũng nhớ tới món cá lóc nướng trui. Đây là món nhậu phổ biến. Cá dùng phải là cá lóc đồng, còn sống, xiên que tre và nướng với rơm. Sau khi rơm chạy hết, hơi nóng làm cá chín từ ngoài vào trong, chính vì thế mà lớp vảy cá bị cháy, lớp thịt cá bên trong chín tới, thơm lừng. Lớp thịt cá trắng tinh hấp dẫn, có thể cứ thế lấy tay gỡ thịt cá ăn hoặc ăn kèm với bánh tráng, bún và rau thơm.

 

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui

Tung lò mò

Món ăn có cái tên lạ lẫm này chính là món lạp xưởng bò theo cách gọi của người Chăm. Những người theo đạo hồi họ không ăn thịt lợn nên dùng thịt bò để làm lạp xưởng. Nguyên liệu để làm món này cần có ruột bò, thịt bò, mỡ bò và gia vị khác như tiêu, tỏi. Lạp xưởng bò thường đem nướng hoặc chiên để ăn kèm với cơm rất ngon.

 

Tung tò mò

Tung tò mò

Cơm tấm 

Tới du lịch An Giang bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món cơm tấm Long Xuyên hấp dẫn. Khác với loại cơm tấm Sài Gòn thông thường hay để nguyên miếng sườn to thì với đĩa cơm tấm ở đây, sườn lại được thái thành từng miếng nhỏ, dễ ăn. Ngoài ra, phần cơm còn có thêm một ít trứng kho bên cạnh nem thính, đồ chua và rau thơm. 

 

Cơm tấm An Giang

Cơm tấm An Giang

Canh chua 

Đặc điểm báo hiệu mùa nước nổi đang về chính là cá linh và bông điên điển mà món ngon miền tây mùa này cũng chính là canh chua cá linh bông điên điển. Cá linh còn tươi mang về sơ chế sạch rồi cho vào nồi nước me chua, tiếp theo cho giá, cà chua, ngò gai, rau thơm và bông điên điển vào nồi là xong. Tô canh chua hấp dẫn thực khách bởi vị béo của cá linh, vị chua nhẹ của me cùng với sự tươi mát của các loại rau sống. 

 

Canh chua cá linh

Canh chua cá linh


Bún cá châu Đốc

Bún cá Châu Đốc luôn là một trong những tô bún cá nổi tiếng nhất miền tây bởi vẫn giữ được nguyên vẹn hương vị gốc. Nước dùng ngoài việc được hầm kĩ từ xương heo còn được nêm thêm mắm cá linh và mắm ruốc để gia tăng hương vị. Cá được dùng làm bún là cá lóc, luộc chín rồi xào sơ qua với nghệ, vừa thơm vừa có màu vàng đẹp mắt. Bún cá Châu Đốc thường được ăn với rau diếp cá, húng quế và bông điên điển.

Bún cá Châu Đốc

Bún cá Châu Đốc


Lẩu mắm

Đi du lịch An Giang mà chưa thử ăn lẩu mắm thì vẫn chưa trọn vẹn. Mắm cá linh, mắm cá sặc Châu Đốc từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng, là thành phần không thể thiếu của một nồi lẩu mắm miền tây đúng nghĩa. Nước dùng của món lẩu này được hầm kĩ từ xương heo, thêm mắm cá linh, nấm rơm và vài quả cà tím, nước dùng có màu đặc trưng của mắm cá. Lẩu ăn cùng với thịt heo, cá basa, lươn, thịt bò, ốc, các loại bông điên điển, so đũa, lục bình miền Tây.

Lẩu mắm

Lẩu mắm

Bạn có thểm tham khảo các tour du lịch khám phá miền tây của Hanotour tại đây

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: