Đậm đà hương vị bánh pía Sóc Trăng
Đến với Sóc Trăng, thức quà mà mọi người đều muốn mua về là món bánh pía. Bánh pía vốn có nguồn gốc từ người Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Từ “pía” trong “bánh pía” cũng là một âm tiết tiếng Trung với ý nghĩa là bánh nướng
Đến với Sóc Trăng, thức quà mà mọi người đều muốn mua về là món bánh pía. Bánh pía vốn có nguồn gốc từ người Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Từ “pía” trong “bánh pía” cũng là một âm tiết tiếng Trung với ý nghĩa là bánh nướng. Loại bánh này nối tiếng nhất là ở Sóc Trăng, nơi có nhiều nhà sản xuất bánh pía nhất và cũng là nơi có truyền thống làm bánh pía lâu đời.
Bánh pía bây giờ đã được coi là đặc trưng cho văn hóa của Sóc Trăng. Làng nghề làm bánh nổi tiếng nhất là làng Vũng Thơm. Loại bánh này từng là “bánh trung thu” trước đây của người dân miền tây.
Bánh pía xuất hiện ở Sóc Trăng từ thế kỷ 17. Bánh là loại thức ăn ăn dọc đường của người Hán di cư tới Việt Nam.
Nguyên liệu để làm bánh pía rất đơn giản, gồm bột mỳ, đậu xanh tán nhuyễn trộn với sầu riêng với mỡ lợn, lòng đỏ trứng muối. Phải trải qua rất nhiều công đoạn để tạo nên một chiếc bánh pía với màu sắc và mùi vị hấp dẫn. Giai đoạn pha trộn nguyên liệu, làm nhân bánh là giai đoạn quan trọng nhất. Đậu xanh đem ngâm, xát vỏ rồi hấp chín, xay bột rồi nhào với mỡ. Sầu riêng lọc lấy thịt rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp sánh sệt. Không chỉ có đậu xanh, người ta cũng dùng khoai môn để làm nhân. Nét đặc sắc nhất của bánh pía chính là lớp vở bánh bên ngoài nên làm vỏ cũng là công đoạn cầu kỳ nhất. Làm vỏ bánh, đầu tiên phảinhào kỹ bột mỳ, cán mỏng rồi cuộn tròn rồi tạo hình cầu. Sau đó đưa nhân sầu riêng vào và nặn tròn, kín nhân. Sau giai đoạn là nhân, người ta tiến hành gói bánh. Đặt lớp đậu xanh trước tiên, sau đó là sầu riêng và cuối cùng là trứng muối, sau đó nặn kín bột và tạo hình cho chiếc bánh.
Nặn bánh xong, người ta đưa bánh vào lò nướng ở mức nhiệt 200 độ trong 15 phút
Bánh pía Sóc Trăng đặc biệt so với nơi khác với lớp vỏ mềm, xốp. Lớp nhân mang vị bùi của đậu xanh, vị ngọt của sầu riêng và vị ngậy của lòng đỏ trứng muối. Tất cả tạo nên một hương vị khó quên nhất cho món đặc sản Sóc Trăng.
>> xem thêm: khám phá đảo móng tay